Vì sao gọi trường sơn đông trường sơn tây

Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy trường Sơn.
Theo nguyên tắc đai cao (phi địa đới) thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió Fơn Tây nam hay còn gọi là gió Lào
Giả sử độ cao địa hình là 1000 m ,nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25 độ thì lên đỉnh núi sẽ là 19 độ ( giảm 6 độ) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29 độ. vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thu nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 10 độ/ 1000m khi xuống núi
Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô ( Nắng đốt), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa ( Mưa quay).

MIK LÀM HƠI THỪA NHỮNG VẪN ĐÚNG NHÉ !!!

Chi tiết Thứ bảy, 11 Tháng 3 2017 18:42 Nguyễn Trí Dũng Lượt xem: 13492


Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây - ai đã từng đi cung đường này
1- Đường Trường Sơn ĐôngNgày 5/9/2005 đã xây dựng thêm tuyến đường nằm giữa QL 1A và Đường HCM gọi là Đường Trường Sơn Đông có điểm xuất phát tại TT Thạnh Mỹ - Quảng Nam và kết thúc tại cầu Suối Vàng (Đà Lạt). Đường TSĐ dài khoảng 700km chạy qua 18 huyện thuộc các tỉnh miền núi : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đăk Lăk và Lâm Đồng. Phần lớn tuyến đường được nâng cấp từ các đường có sẵn; có 1 đường lưỡng dụng - có thể đáp máy bay -; 2 hầm xuyên núi ở Hiệp Hòa (Quảng Nam) và Yang Mao (Đăk Lăk).

Con đường này đã thông xe từ Quảng Nam đến Đăk Lăk; hiện còn 2 điểm khó nhất tại tỉnh Đăk Lăk đang thi công là đường qua VQG Chư Yang Sin và đường hầm xuyên núi tại xã Yang Mao, huyện Krông Bông, Đăk Lăk,

Đoạn đi qua các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk) và Lâm Đồng con đường uốn lượn xuyên các cánh rừng thông rất đẹp.Đường Trường Sơn Đông qua tỉnh Lâm Đồng dài khoảng 93km, hiện đang thi công đoạn 40km từ Đam Rông đến xã Đưng K'Nớ (Lạc Dương ); tuyến đường từ cầu Suối Vàng (Đà Lạt) qua Cổng Trời, Lán Tranh đến Đưng K'Nớ đã thông xe từ năm 2016; toàn tuyến có thể được thông xe trong năm nay (2017).

2- Đường Trường Sơn TâyTừ tháng 5/1959, để chi viện cho chiến trường miền Nam, QĐND Việt Nam đã thành lập Đoàn 559, mở tuyến “Đường Hồ Chí Minh-Đông Trường Sơn” từ Tân Kỳ, Nghệ An men theo phía Đông dãy Trường Sơn vào Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

Do địa hình hiểm trở nên tuyến đường này thực sự là con đường mòn; việc chi viện chỉ có thể thực hiện bằng sức người và các phương tiện thô sơ; ta không thể làm cầu cho xe cơ giới vì rất dễ bị máy bay phát hiện đánh phá.

Cuối năm 1960 phía Lào hoàn toàn ủng hộ Việt Nam mở đường Hồ chí Minh phía Tây Trường Sơn và năm 1961 ta bắt đầu triển khai từ tỉnh Mường Phìn (Đường 9) đến Attapeu (Nam Lào).Sau khi hoàn thành, các loại xe cơ giới và khí tài từ cảng Vinh theo các cửa khẩu qua Lào; đa số hàng hóa được vận chuyển trên QL 8 (thuộc Hà Tĩnh); qua cửa khẩu Cầu Treo rồi đi sâu xuống tỉnh Attapeu, Nam Lào. Trước kia ta có xây dựng cột mốc Km0 Đường Hồ chí Minh tại Bãi Vọt để kỷ niệm làm nơi xuất phát.

Đường Trường Sơn Tây hoàn toàn nằm trong lãnh thổ nước bạn Lào là huyết mạch vận chuyển bộ đội, khí tài từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Đường Trường Sơn Tây trên đất Lào chạy qua 7 tỉnh của Lào là Bô-li-khăm-xay (Borikhamxay), Khăm-muộn (Khammuan), Sa-vẳn-na-khệt (Savanakhet), Cham-pa-sak (Champasak), Se-koong (Sekong), Sa-la-van (Salavan) và At-ta-pư (Attapeu). Theo giới chức bên Lào thì đường HCM-Trường Sơn Tây trên đất Lào cùng các nhánh nối có tổng chiều dài trên 20.000km.

Nước bạn Lào đã có sáng kiến lưu lại một đoạn đường Tây Trường Sơn làm bảo tàng ngoài trời và xây tượng đài Km0 Đường Trường Sơn Tây tại TT Mường Phìn (trên Đường 9) cho khách tham quan.

3- Đường mòn SihanoukLãnh đạo nước bạn Kampuchia lúc ấy là hoàng thân Sihanouk cũng đồng ý cho ta nối dài đường HCM-Trường Sơn Tây từ tỉnh Stung Treng (giáp Lào) đến Kratie, Snuol và các tỉnh miền Đông Kampuchia; từ đây có các đường nhánh đâm sâu vào các tỉnh Tây nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk đến Đăk Nông .... của Việt Nam.Trên đất Kam-pu-chia đường HCM-Trường Sơn Tây còn có tên gọi khác là Đường mòn Sihanouk. Trước năm 1970 có đường nối từ cảng Sihanoukville đến Svay Rieng (Xoài Riêng), Neak Luong (Hố Lương), Krek, Memot, Chup ... Cảng Sihanoukville là cảng nước sâu lớn nhất của Kampuchia và là điểm tiếp nhận các loại hàng viện trợ cho Việt Nam từ các nước XHCN, sau đó khí tài theo nhiều con đường khác tỏa ra các chiến khu sát biên giới Nam bộ như mật khu Trà Tiên (Kiên Giang), Mỏ Vẹt (Đức Huệ, Long An), Xa Mát, Lò Gò, Ka Tum (Tây Ninh), Lộc Ninh, Bù Gia Mập (Bình Phước) ......

Tháng 3-1970 Lon Nol đảo chánh trong lúc ông hoàng Sihanouk đang công du ở nước ngoài và Lon Nol trở thành tổng thống đầu tiên của Kampuchia. Lon Nol có khuynh hướng thân Mỹ nên ra lệnh đóng cửa tất cả các điểm tập kết khí tài; cảng Sihanoukville và đường mòn Sihanouk kể từ lúc đó đã chấm dứt sứ mệnh lịch sử của mình.Sau hiệp định Paris năm 1973 ta không sử dụng đường Trường Sơn Tây nữa và con đường nhanh chóng thành hoang phế do không được duy tu bảo dưỡng và bị mưa lũ phá hỏng. Sau gần nửa thế kỷ, Đường TST huyền thoại ngày nào giờ đang mất dần dưới những tán rừng rậm trong đại ngàn Trường Sơn cùng hàng ngàn tấn bom đạn chưa nổ vương vãi đó đây... Hiện nay chỉ còn rất ít đoạn đường có dân sinh sống và phế tích chiến tranh vẫn còn hiện diện trong sân các ngôi nhà ven đường.

Một số hình ảnh đường Trường Sơn Tây được lấy từ internet.

Nguyễn Trí Dũng

08/07/2016 10:49

LTS: Bài viết này được cố Nhà thơ Phạm Tiến Duật viết khi ông còn sống, với những kỷ niệm nhỏ xung quanh bài thơ nổi tiếng “Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây”. Xin trân trọng giới thiệu lại cùng bạn đọc.

Bài thơ Trường Sơn Ðông - Trường Sơn Tây tôi sáng tác hồi cuối năm 1969 tại một làng nhỏ bên bờ sông Son của tỉnh Quảng Bình, làng Cổ Giang, một làng nghèo khó mà nền nếp. Cái làng ấy ở không xa nơi cổng đường 20 xe ngang dãy núi Trường Sơn. Thấm thoát đã gần ba mươi năm rồi. Tuổi đất, tuổi người dài ra cũng ối chuyện mà tuổi tác phẩm - của bất kỳ ai - dài ra cũng không ít chuyện.

Vì sao gọi trường sơn đông trường sơn tây
Nhà thơ Phạm Tiến Duật (thứ hai bên phải) tại Hội nghị mừng công của Bộ đội Trường Sơn mùa khô 1970-1971.     Ảnh: VNEXPRESS

Từ nhiều năm nay, trong các băng nhạc karaoke có chạy bài hát cùng tên phổ thơ tôi do Nhạc sĩ Hoàng Hiệp làm nhạc. Câu thơ “Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ” của bài thơ ấy được băng hình đánh chữ là “Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ”. “Xua tan” như thế thì còn gì là tình yêu. Băng hình không chỉ “xua tan” nỗi nhớ mà còn “xua tan” cả thơ ca nữa. Lỗi ấy của người làm băng chứ không phải của nhạc sĩ. Cũng phải nói thêm rằng, những người làm băng ấy vi phạm bản quyền, phớt lờ tác giả. Câu chuyện ấy chỉ làm tôi buồn cười chứ lạ sao không thấy bực mình. Thì văn hoá tới đâu thì làm tới đó, chứ biết làm sao. Mà họ có làm văn hoá đâu, họ làm kinh tế đấy chứ. Một thời ngỡ tưởng gần mà đã hoá ra xa.

Ở bài hát, Trường Sơn Ðông - Trường Sơn Tây là một bản tình ca trong chiến tranh. Một anh, một chị yêu nhau trong xa cách. Còn ở tác phẩm thơ, yếu tố tình ca trộn lẫn với quân ca. Có tám dòng thơ nhạc sĩ không phổ. Ở khổ thứ hai từ trên xuống:

“Một dãy núi mà hai màu mây

 Bên nắng bên mưa khí trời cũng khác

 Như anh với em như Nam với Bắc

 Như Ðông với Tây một dải rừng liền”.

Và ở khổ thứ hai từ dưới lên:

“Ðông sang Tây không phải đường thư

Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo

 Ðông Trường Sơn cô gái ba sẵn sàng xanh áo

 Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh”.

Như vậy, trong thơ không chỉ có hai người mà còn có hai “lực lượng”. Ba chữ như ở đoạn trên nói rằng đây chỉ là ví dụ mà thôi. Âm nhạc viết theo thể hát nói trữ tình đã cộng hưởng rất đẹp với thơ.

Cả bài thơ, như đã nói, làm xong cuối năm 1969, nhưng hai dòng đầu tiên thì có trước đó gần hai năm. Bây giờ, nhân vật tạo hứng cho thơ đang sống ở Hà Nội, một hoạ sĩ đã thành danh. Hồi ấy, anh ta yêu một cô y tá ở phía Ðông Trường Sơn. Ngồi chung một ca-bin xe đi sang phía Tây, suốt đường anh ta nhắc đến người yêu. Nỗi nhớ của anh ra lây lan sang cả tôi, sang cả người lái xe. Mãi đến khi trời mưa, cái gạt nước phía trước mặt đã giúp tôi viết hai dòng đầu tiên:

“Anh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ”

Bài thơ được viết sau nhiều chặng đường vượt rừng gian nan. Cho đến nỗi, nếu chưa từng ở rừng, vượt rừng thì khó bề thông cảm hết với thơ ấy, bài ấy. Chẳng hạn như câu này: “Nước khe cạn, bướm bay lèn đá” không phải là một câu thơ tả đẹp mà là một quan sát đáng run sợ của lính trinh sát. Nếu thấy cảnh ấy vào lúc chập chiều thì cầm chắc là đói vì không thể có nước nấu cơm. Mười cây số vuông quanh đi không thể có nguồn nước. Hay là câu này: “Muỗi bay rừng già cho dài tay áo”, một bạn Việt kiều và một nhà thơ Pháp đã dịch là “Muỗi bay, mọi người mặc áo măng tô vào” thì thật buồn cười. Họ không đi lính thì trách sao được.

Bây giờ, đọc lại, nghe lại, như một người ngoài cuộc vô cảm tôi vẫn thấy trong lòng bồi hồi. Từ nhiều năm nay, thật nhiều bài thơ người ta gọi là thơ tình, nhiều ca khúc người ta gọi là tình ca, nhưng sao nghe chỉ thấy tán tỉnh, có lúc tán tỉnh đến thô lỗ. Thấy quá nhiều sự ích kỷ nhuộm vào các câu chữ. Nhớ lại thời ấy, không phải để tự khen mình và đồng đội của mình mà rưng rưng cảm động. Hình như, không yêu được số đông người thì cũng khó mà yêu lấy một người. Sự ích kỷ với thiên hạ có chứa lực phản.

Không, không chỉ một tôi viết Trường Sơn Ðông - Trường Sơn Tây mà cả con muỗi, con bướm, cái gạt nước, ngọn măng rừng và đồng đội của chúng ta cùng viết./.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật