Cách giải bài toán khi biết 2 hiệu ố năm 2024

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu là một trong những dạng toán rất cơ bản nhưng vô cùng quan trọng ở trong chương trình Toán học lớp 4. Để giúp trẻ nắm được lý thuyết, bài tập cũng như quy tắc khi tìm hai số biết tổng và hiệu, trong bài viết sau Clevai sẽ hệ thống hóa một cách chi tiết về chủ đề bài toán tổng hiệu.

1. Quy tắc & công thức tính tổng hiệu lớp 4

Với dạng toán này phương pháp tìm hai số khi biết tổng và hiệu là:

  • Bước 1: Đầu tiên cần xác định tổng và hiệu.
  • Bước 2 : Xác định xem đại lượng nào là số bé và đại lượng nào là số lớn.
  • Bước 3 : Áp dụng công thức.

Quy tắc:

Cách 1:

Số lớn = (tổng + hiệu): 2

Số bé = số lớn – hiệu (hoặc bằng tổng – số lớn)

Cách 2:

Số bé = (tổng – hiệu) : 2

Số lớn = số bé + hiệu (hoặc bằng tổng – số bé)

Hãy tham khảo thêm sơ đồ dưới đây để nắm rõ hơn nhé:

2. Hướng dẫn giải các dạng bài tập toán tổng hiệu lớp 4

Cách giải bài toán khi biết 2 hiệu ố năm 2024

2.1 Biết cả tổng lẫn hiệu

Số lớn = (tổng + hiệu): 2

Số bé = số lớn – hiệu (hoặc bằng tổng - số lớn)

Số bé = (tổng - hiệu)/2

Số lớn = số bé + hiệu (hoặc bằng tổng - số bé)

Ví dụ về tổng hiệu lớp 4:

Tổng của hai số là 70, và hiệu của hai số sẽ là 10, tìm hai số đó.

Hướng dẫn giải:

Số lớn là: (70 + 10) : 2 = 40

Số bé là: 40 - 10 = 30

Đáp số: Số lớn: 40

Số bé: 30.

2.2 Biết tổng nhưng chưa biết hiệu

Cách giải bài toán khi biết 2 hiệu ố năm 2024

Cách làm: Giải bài toán phụ để tìm ra Hiệu sau đó hãy áp dụng công thức như ở dạng 1.

Ví dụ về toán tổng hiệu lớp 4:

Hòa và Bình có tất cả là 120 viên bi, biết rằng nếu như Hòa cho Bình 10 viên bi thì khi đó số viên bi của hai bạn sẽ bằng nhau. Vậy mỗi bạn sẽ có tất cả là bao nhiêu viên bi?

Hướng dẫn giải:

Hòa cho Bình 10 viên bi thì khi đó số viên bi của hai bạn sẽ bằng nhau như vậy thì Hòa hơn Bình số viên bi là: 10 + 10 = 20 (viên)

Hòa có số viên bi tất cả là: (120 + 20) : 2 = 70 (viên)

Bình có số viên bi tất cả là: (120 - 20) : 2 = 50 (viên)

2.3 Biết hiệu nhưng chưa biết tổng

Cách làm: Giải bài toán phụ để tìm ra được Tổng sau đó áp dụng công thức như ở dạng 1.

Ví dụ: về bài toán tổng hiệu lớp 4

Trung bình cộng của hai số là 145, hãy tìm hai số đó khi biết hiệu hai số đó là 30.

Hướng dẫn giải:

Tổng của cả hai số là: 145 x 2 = 290

Số lớn: (290 + 30) : 2 = 160

Số bé: (290 - 30) : 2 = 130

2.4 Chưa biết cả tổng lẫn hiệu

Cách làm: Giải bài toán phụ để tìm ra Tổng và Hiệu sau đó hãy áp dụng công thức như ở dạng 1.

Ví dụ: Tìm hai số có tổng sẽ là số lớn nhất có 4 chữ số và hiệu là số lẻ bé nhất và có 3 chữ số.

Hướng dẫn giải:

Tổng của hai số lớn nhất có 4 chữ số đó là: 9999

Hiệu của hai số bé nhất và lẻ đó là: 101

Số lớn sẽ là: (999 + 101) : 2 = 550

Số bé sẽ là: (999 - 101) : 2 = 449

3. Một số bài tập tìm hai số khi biết tổng và hiệu thực hành

Dưới đây là các bài toán tổng hiệu lớp 4 dành cho các bé có thể tự thực hành tại nhà như:

Bài 1. Tuổi bố và tuổi của con cộng lại được 58 tuổi, bố hơn con 38 tuổi. Vậy hỏi bố bao nhiêu tuổi và con là bao nhiêu tuổi?

Bài 2. Một lớp học có 28 em học sinh, trong đó số học sinh nam hơn số học sinh nữ là 4 em. Hỏi lớp học đó sẽ có bao nhiêu học sinh nam và bao nhiêu học sinh nữ?

Bài 3. Một hình chữ nhật có hiệu của hai cạnh liên tiếp là 24 cm và có tổng của chúng là 92 cm. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật đã cho ở bên trên

Bài 4. Hai lớp 4A và 4B có tất cả là 82 em học sinh. Nếu chuyển 2 học sinh ở lớp 4A sang lớp 4B thì khi đó số học sinh 2 lớp sẽ bằng nhau, hãy tính số học sinh của mỗi lớp.

Bài 5. Tìm hai số lẻ có tổng là 186, biết rằng giữa chúng có đến 5 số lẻ.

Bài 6. Hai ông cháu hiện nay được biết có tổng số tuổi là 68, biết rằng cách đây 5 năm thì cháu kém ông 52 tuổi, hãy tính số tuổi của mỗi người hiện tại.

Bài 7. Tổng của hai số là một số lớn nhất và có 3 chữ số đều chia hết cho 5. Biết nếu thêm vào số bé 35 đơn vị thì ta sẽ được một số lớn, hãy tìm mỗi số đó.

Bài 8. Trên một bãi cỏ người ta đếm được là 100 cái chân vừa gà và vừa chó. Biết số chân chó nhiều hơn số chân của gà là 12 chiếc. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà và bao nhiêu con chó?

Trên đây là những kiến thức liên quan đến dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua đó sẽ giúp các em học sinh nắm chắc được công thức tính tổng hiệu lớp 4 theo từng dạng toán mỗi khi học tập.

DẠNG TOÁN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HAI HIỆU SỐ

Bài toán Tìm hai số khi biết hai hiệu số là một trong những dạng toán thường gặp trong kì thi HSG. Để tìm được hai số, chúng ta sử dụng phương pháp khử.

1. Phương pháp tìm hai số khi biết hai hiệu số

Chúng ta tiến hành các bước sau:

Bước 1. Tìm được hai hiệu số (Hai hiệu số này thuộc hai đại lượng khác nhau.)

Bước 2. Tìm mối liên hệ giữa hai hiệu số vừa tìm được. Từ đó, đặt phép chia thích hợp để tìm giá trị của một đơn vị thuộc đại lượng thứ

2. Bài tập vận dụng

Ví dụ 1. Để chuẩn bị cho năm học mới, hai bạn An và Bình rủ nhau đi mua sắm sách vở. An mua 15 quyển vở, Bình mua nhiều hơn hơn An 5 quyển vở cùng loại và phải trả nhiều hơn An 20.000 đồng. Hỏi mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền mua vở?

Phân tích.

Bình mua nhiều hơn An 5 quyển vở là hiệu số thứ nhất.

Bình phải trả nhiều 20.000 đồng là hiệu số thứ hai.

20.000 đồng này chính là giá tiền của 5 quyển vở, từ đó chúng ta tìm được giá tiền của 1 quyển vở.

Từ giá tiền của 1 quyển vở, chúng ta tìm được số tiền mỗi bạn phải trả.

Lời giải.

Giá tiền một quyển vở là:

20.000 : 5 = 4.000 (đồng)

Số tiền bạn An mua hết là:

4.000 x 15 = 60.000 (đồng)

Số tiền bạn Bình mua hết là:

60.000 + 20.000 = 80.000 (đồng)

Đáp số: Bình: 60.000 đồng, An: 80.000 đồng.

Ví dụ 2. Một hiệu sách, lần thứ nhất bán được 27 quyển vở. Lần thứ hai bán được 40 quyển vở cùng loại và thu được nhiều tiền hơn lần trước 52.000 đồng. Hỏi mỗi lần bán hiệu sách nhận bao nhiêu tiền?

Lời giải

Số quyển vở lần sau bán nhiều hơn làn trước là:

40 – 27 = 13 (quyển)

Giá tiền một quyển vở là:

52.000 : 13 = 4.000 (đồng)

Số tiền hiệu sách nhận được khi bán lần thứ hai là:

4.000 x 40 = 160.000 (đồng)

Số tiền hiệu sách nhận được khi bán lần thứ nhất là:

160.000 – 52.000 = 108.000 (đồng)

Đáp số: Lần thứ nhất: 108.000 đồng; Lần thứ hai: 160.000 đồng

Ví dụ 3. Một vườn ươm bán cây, lần thứ nhất bán 10 cây phượng và 8 cây xà cừ được tất cả 64.000 đồng. Lần thứ hai bán 7 cây phượng và 8 cây xà cừ được tất cả 52.000 đồng. Tính giá tiền một cây phượng, một cây xà cừ?

Lời giải

Ta có: 10 cây phượng + 8 cây xà cừ = 64.000 đồng

7 cây phượng + 8 cây xà cừ = 52.000 đồng

Ta thấy, trong hai lần bán, số cây xà là như nhau nên 3 cây phượng con có giá là:

64.000 – 52.000 = 12.000 (đồng)

Suy ra, giá tiền một cây phượng là:

12.000 : 3 = 4.000 (đồng).

Mua 10 cây phượng hết số tiền là:

4.000 x 10 = 40.000 (đồng)

Mua 8 cây xà cừ hết số tiền là:

64.000 – 40.000 = 24.000 (đồng)

Giá tiền một cây xà cừ là:

24.000 : 8 = 3.000 (đồng)

Đáp số: Phượng: 4.000 đồng; Xà cừ: 3.000 đồng

Ví dụ 4. Bà chia kẹo cho các cháu. Nếu bà chia cho mỗi cháu 5 cái kẹo thì bà còn thừa 3 cái kẹo. Nếu bà chia cho mỗi cháu 7 cái kẹo thì bà thiếu mất 9 cái kẹo. Hỏi bà chia kẹo cho mấy cháu và bà có bao nhiêu cái kẹo?

Lời giải.

Mỗi cháu chia 7 kẹo nhiều hơn mỗi cháu 2 kẹo là:

7-5 = 2 (cái kẹo)

Số kẹo chia đủ cho mỗi cháu 7 các nhiều hơn số kẹo chia cho mỗi cháu 5 cái là

3+9 =12 (cái kẹo)

Số cháu được bà chia kẹo là:

12: 2= 6 (cháu)

Số kẹo bà có là

5×6 + 3= 33 (cái)

Đáp số: 6 cháu và 33 cái kẹo

Ví dụ 5. Chị chia đào cho các em, nếu cho mỗi em 3 quả, thì thừa 2 quả. Nếu chia mỗi em 4 quả thì thiếu 2 quả. Hỏi có bao nhiêu quả đào và bao nhiêu em được chia tào ?

Lời giải:

Vì nếu mỗi người được 3 quả thì thừa 2 quả, mỗi người 4 quả thì thiếu 2 quả, nên ta có sơ đồ:

.png?enablejsapi=1)

Nhìn vào sơ đồ, ta thấy số quả đào đủ để chia cho mỗi em 4 quả nhiều hơn số đào đủ chia cho mỗi em 3 quả là: