Chăm sóc khách hàng trong bệnh viện là làm gì năm 2024

Chăm sóc khách hàng là một việc vô cùng quan trọng mà bất cứ Phòng khám đa khoa/chuyên khoa nào cũng cần phải quan tâm. Đây là một lỗ hổng lớn, mà ít chủ phòng khám quan tâm, dễ dàng “đánh mất” bệnh nhân phòng khám của mình.

Chăm sóc khách hàng trong bệnh viện là làm gì năm 2024

Chăm sóc khách hàng là gì?

– Chăm sóc khách hàng là những dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng –trước và sau khi họ sử dụng dịch vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

– Sự hài lòng mà bạn tạo ra cho họ sẽ tạo dựng nên danh tiếng cho phòng khám của bạn. Đây là 3 tips chăm sóc khách hàng mà các chủ Phòng khám Đa khoa/Chuyên khoa cần chú ý:

1/ Chăm sóc khách hàng cho phòng khám cần cởi mở, giao tiếp và lắng nghe

Khi mà việc bước chân vô phòng khám luôn tạo những cảm giác lo lắng và sợ hãi, giao tiếp sẽ là chìa khóa để giúp bệnh nhân của bạn cảm thấy tốt hơn.

  • Tiếp đón họ với những cử chỉ ân cần, nụ cười tươi và kèm theo câu chào hỏi đơn giản như” “Xin chào chị”, “Chị khỏe không?”
  • Hãy nói chuyện với họ về tình trạng, điều kiện sức khỏe; quá trình, công cụ bạn điều trị.
  • Nói chuyện với họ về những khía cạnh khác của cộng sống, quan tâm bệnh nhân như chính những người bạn để xóa đi khoảng cách bệnh nhân-bác sĩ.

2/ Trong giao tiếp, chăm sóc khách hàng cho phòng khám cần quan tâm, ân cần hỏi thăm

Bạn luôn cần phải thông tin cho họ từng bước từng bước một về quá trình điều trị và tình trạng của họ, bắt đầu ngay sau khi họ bước chân vào phòng khám.

  • Sau khi bệnh nhân đến quầy tiếp tân, thông báo rằng họ cần phải chờ bao lâu nữa (tất nhiên tránh việc để bệnh nhân chờ lâu)
  • Cho bệnh nhân tham quan phòng khám và các quy trình trước khi họ bắt đầu quá trình điều trị
  • Giải thích quá trình nào sẽ diễn ra tiếp theo, thông báo cho bệnh nhân biết. Ví dụ: “Giờ chúng ta sẽ đi chụp X quang, chỉ mất 2 phút thôi thưa anh”.
  • Thông báo cho bệnh nhân bác sĩ/ nhân viên tiếp theo sẽ care họ và đảm bảo rằng nhân viên luôn cập nhật điều gì đang diễn ra và những gì cần phải làm.

3/ Chăm sóc khách hàng sau chữa trị giúp phòng khám giữ chân được khách hàng lâu bền

  • Hãy dặn dò bệnh nhân kỹ lưỡng phải làm gì và không nên làm gì sau khi đã chữa trị bệnh tại phòng khám của bạn.
  • Sau khi bệnh nhân về nhà, hãy cho nhân viên liên lạc để kiểm tra tình hình sức khỏe của họ sau 1 tuần.
  • Đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, phòng khám cũng có thể cử người đích thân đến tận nhà của bệnh nhân đó hỏi thăm tình hình sức khỏe và tặng quà. Chăm sóc khách hàng là vấn đề cốt lõi quyết định thành công phòng khám của bạn có giữ được chân người khám bệnh quay lại với cơ sở của mình hay không. Hãy tham khảo 3 tips trên và hãy thử áp dụng cho phòng khám của mình nhé. Chăm sóc khách hàng phòng khám là bước rất quan trọng để phòng khám của bạn thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Việc xây dựng tốt quy trình chăm sóc khách hàng phòng khám theo các phòng ban, bộ phận sẽ tạo thành khung giúp đội ngũ nhân viên làm việc dễ dàng hơn, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng khi đến với phòng khám.

Tin tức liên quan:

Marketing phòng khám 0 đồng cho phòng khám đa khoa chắc chắn không thể bỏ qua

Tầm quan trọng của marketing phòng khám online cho phòng khám đa khoa

Khởi tạo và quản lý fanpage phòng khám chuẩn SEO cho hệ thống phòng khám – bệnh viện

Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng phòng khám cũng giúp phòng khám của bạn tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với khách hàng, giữ chân khách hàng tốt hơn và tăng cường lan tỏa thương hiệu phòng khám.

A. Đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng phòng khám cho nhân viên tại các bộ phận

Cần hiểu rõ về dịch vụ trong phòng khám và khả năng nhạy bén xử lý tình huống

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, hộ lý thì bộ phận lễ tân, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, hành chính,… trong phòng khám cũng cần phải hiểu rõ về các dịch vụ trong phòng khám. Theo đó, các nhân sự tại tất cả các bộ phận, phòng ban cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan tới dịch vụ của phòng khám như giá cả, quy trình hay các hồ sơ liên quan để có thể tư vấn cho khách hàng chính xác.

Bên cạnh đó, nhân viên phòng khám trong khi làm việc với khách hàng cũng cần phải có sự nhạy bén để xử lý được các tình huống bất ngờ phát sinh, đảm bảo không làm ảnh hưởng tới danh tiếng hay lợi ích của phòng khám.

Chăm sóc khách hàng trong bệnh viện là làm gì năm 2024

Cần có sự kiên nhẫn và tính chủ động cao

Một yếu tố cần thiết mà nhân viên tại phòng khám cần phải có chính là tính kiên nhẫn tốt, khả năng chủ động cao khi làm việc với khách hàng.

Đặc thù tại phòng khám là dễ xuất hiện tình trạng bệnh nhân phàn nàn, khó tính hoặc thậm chí muốn sinh sự. Lúc này nhân viên trong phòng khám vẫn cần phải giữ thái độ nhã nhặn ôn hòa, nhiệt tình giải thích để khách hàng có thể bình tĩnh lại, tránh lớn tiếng gây gổ trong phòng khám.

Bên cạnh đó, nhân sự tại các phòng ban như đội ngũ y bác sĩ thăm khám bệnh nhân, lễ tân, tư vấn,… khi làm việc với khách hàng cũng cần chủ động dẫn dắt câu chuyện để có thể hiểu rõ tình trạng khách hàng tốt hơn, nâng cao sự chuyên nghiệp cho phòng khám.

Cần nắm bắt được tâm lý khách hàng

Nắm bắt tốt tâm lý khách hàng sẽ giúp phòng khám của bạn hiểu rõ được nhu cầu khách hàng là gì? Họ mong muốn điều gì khi tới thăm khám và điều trị tại phòng khám của bạn? Việc nắm bắt rõ tâm lý của khách hàng sẽ giúp bạn giải quyết các tình huống căng thẳng trong phòng khám dễ dàng hơn, nâng cao khả năng gây ấn tượng với khách hàng và mang lại giá trị cho phòng khám.

1. Quản lý toàn bộ thông tin khách hàng chi tiết

Để xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả cho phòng khám, trước hết chúng ta cần phải quản lý chi tiết toàn bộ thông tin khách hàng, bao gồm: thông tin cá nhân, giới tính, đặc điểm, sở thích, thu nhập, nhu cầu thăm khám điều trị,… từ đó xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu chính xác.

Hiện nay, hầu hết các phòng khám đều sử dụng phần mềm để quản lý thông tin khách hàng, qua đó đảm bảo thông tin khách hàng được quản lý bảo mật, chi tiết và truy vấn dễ dàng hơn.

Chăm sóc khách hàng trong bệnh viện là làm gì năm 2024

2. Sàng lọc đối tượng khách hàng tiềm năng

Khi đã có đầy đủ data khách hàng, chúng ta có thể tiến hành sàng lọc và phân loại khách hàng tiềm năng theo từng nhóm, từng tiêu chí. Điều này giúp bạn có thể khoanh vùng được những đối tượng khách hàng trọng điểm đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ phòng khám để đẩy mạnh chăm sóc và bám đuổi khách hàng.

Việc nắm rõ thông tin khách hàng trước đó sẽ giúp bạn xây dựng đúng kịch bản chăm sóc cho từng đối tương khách hàng phù hợp, tăng cao hiệu quả kinh doanh cho phòng khám.

3. Thường xuyên tư vấn và hỗ trợ khách hàng

Thường xuyên tư vấn và liên hệ với khách hàng qua các ngày lễ, tết sẽ khiến khách hàng có cảm giác được tôn trọng và quan tâm, từ đó tạo ấn tượng với khách hàng về hình ảnh thương hiệu phòng khám.

Việc gửi các SMS, Email tư vấn sức khỏe, hỗ trợ khách hàng hay chỉ đơn giản là các lời chúc mừng vào dịp lễ sẽ giúp bạn tạo quan hệ thân thiết với khách hàng, khiến họ có cảm giác quen thuộc với thương hiệu phòng khám, từ đó giúp phòng khám của bạn xây dựng được tệp khách hàng tiềm năng.

4. Nhanh chóng giải quyết khiếu nại

Nếu trong trường hợp phòng khám của bạn bị khách hàng khiếu nại dù bất cứ lý do gì, thì chứng tỏ lúc này bản thân họ đang rất không hài lòng về dịch vụ của phòng khám.

Chăm sóc khách hàng trong bệnh viện là làm gì năm 2024

Lúc này nhân viên trong phòng khám cần phải kiên nhẫn để giải thích cho khách hàng, đồng thời giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh chóng để tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, phòng khám của bạn cũng cần thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng nhằm hoàn thiện dịch vụ tốt hơn.

5. Chăm sóc khách hàng trên phần mềm

Sử dụng phần mềm để chăm sóc khách hàng cũng là một trong những giải pháp giúp các phòng khám xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh nhất.

Phần mềm với các tính năng độc đáo như phối hợp công việc quản lý thông tin khách hàng, phân chia từng nhóm khách hàng khác nhau, lên kế hoạch chăm sóc khách hàng tự động, và Marketing cho phòng khám. Điều này giúp phòng khám không còn tình trạng bị lạc mất thông tin khách hàng, hay áp dụng kịch bản chăm sóc sai đối tượng,…

Để tìm hiểu thêm về các chiến dịch quảng cáo thu hút khách hàng cho phòng khám đa khoa, bạn có thể liên hệ tới Digi Medical để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Digi Medical là đơn vị cung cấp giải pháp Truyền thông và Marketing cho Y tế, được thực hiện bởi những người làm Y tế giúp phòng khám của bạn tăng cường lan tỏa thương hiệu tới khách hàng, tạo sự kết hợp hài hòa giữa truyền thông thương hiệu, marketing bệnh viện – phòng khám.

Mọi chi tiết cần tư vấn về xây dựng chiến dịch truyền thông, Marketing cho phòng khám có thể liên hệ tới Digi Medical theo số hotlline: 092 678 36 68 để được nhận tư vấn cụ thể hơn.

Chăm sóc khách hàng là làm những gì?

Nhân viên chăm sóc khách hàng (tên tiếng Anh là Customer Care Staff) là người trực tiếp liên hệ với khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Lương nhân viên chăm sóc khách hàng là bao nhiêu?

Mức lương của vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng hiện nay. Hiện tại, mức lương công việc chăm sóc khách hàng dao động từ 7 đến 15 triệu đồng. Tùy thuộc vào các yêu cầu công việc mà mức lương có thể cao hơn. Với những bạn mới vào nghề, mức lương đạt tầm 7 triệu đồng.

Chăm sóc khách hàng nhằm mục đích gì?

Mục tiêu chính của nhân viên chăm sóc khách hàng là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, giữ chân khách hàng và thúc đẩy sự trung thành đối với thương hiệu hoặc sản phẩm. Nhân viên CSKH cần phải có khả năng giao tiếp tốt, kiên nhẫn, và khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chăm sóc khách hàng trong bar là làm gì?

Nhiệm vụ, Trách Nhiệm: Sẽ chuyên về chăm sóc khách hàng ở Bar Club như mời gọi khách đến chơi, mua rượu ủng hộ quán, ép khách uống rượu 1 cách tinh tế và không khó chịu, khi khách đến sẽ tiếp chuyện, hỏi thăm, và vui chơi cùng với khách để khách cảm thấy thoải mái.