Có cần nhập địa chỉ hóa đơn đầu vào năm 2024

Bộ tài chính đã ban hành một số quy định về xuất hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc để các kế toán tại đây có thể thực hiện nghiệp vụ chính xác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các quy định mới nhất về xuất hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc.

1. Hóa đơn đầu vào là gì?

Có cần nhập địa chỉ hóa đơn đầu vào năm 2024

Doanh nghiệp nhận hóa đơn đầu vào khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ…

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn mua sắm hàng hóa, vật tư, thanh toán dịch vụ… để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hóa đơn đầu vào cần đi kèm với các chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Phiếu nhập kho đối với các hàng hóa mua vào, phiếu xuất kho với hàng hóa bán ra.
  • Biên lai, phiếu thu ghi lại số tiền giao dịch đối với các loại hàng hóa mua vào khác nhau.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp và khách hàng.

Có cần nhập địa chỉ hóa đơn đầu vào năm 2024

Mỗi doanh có thể có một hoặc nhiều chi nhánh phụ thuộc.

Chi nhánh phụ thuộc là loại hình chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng hạch toán phụ thuộc. Theo đó, vào cuối hàng tháng, chi nhánh phụ thuộc sẽ chỉ tập hợp chứng từ rồi gửi về trụ sở chính công ty để tiến hành kê khai tập trung.

Chi nhánh phụ thuộc còn được định nghĩa cụ thể hơn theo Khoản 1, Điều 45, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 như sau: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ vào quy định trên thì có thể nói rằng chi nhánh phụ thuộc hoạt động phụ thuộc vào doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân.

3. Quy định xuất hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc

Có cần nhập địa chỉ hóa đơn đầu vào năm 2024

Xuất hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc sao cho đúng?

Đối với chi nhánh phụ thuộc, quy định về xuất hóa đơn đầu vào được thể hiện rõ tại khoản 1d, Điều 11, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013; Điều 9 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014; Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính. Cụ thể như sau:

  • Theo khoản 1d, Điều 1 thuộc Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của chính phủ thì việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện như sau:

“1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế

  1. Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:

Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.

Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra. Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.”

  • Tại khoản 4, Điều 9 thuộc Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính cũng hướng dẫn các tổ chức kinh doanh phát hành hóa đơn như sau:

“Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn.”

  • Tại khoản 8, Điều 14 thuộc Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính nêu rõ doanh nghiệp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào dựa trên nguyên tắc như sau:

“8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

Dựa trên những quy định đã nêu trên thì chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất theo phương pháp khấu trừ. Chi nhánh phụ thuộc bắt buộc kê khai thuế GTGT tại đơn vị thuế quản lý trực tiếp theo quy định.

Đối với các hóa đơn mua vào của Chi nhánh để phục vụ cho sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện khấu trừ thuế tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì được kê khai khấu trừ thuế tại Chi nhánh theo quy định.

Kê khai hóa đơn đầu vào điều chỉnh bổ sung: Từ tháng 03/2014 đến thời điểm kê khai, các hóa đơn đầu vào mang tên Chi nhánh phụ thuộc đều kê khai tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp và chi nhánh cần kê khai điều chỉnh bổ sung theo hướng dẫn tại khoản 5, Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính nhưng phải trước khi công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp của cơ quan thuế.

4. Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc

Kế toán tiến hành hạch toán hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc theo 2 trường hợp cụ thể, đó là: trường hợp chi nhánh kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính và khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi nhánh đó.

4.1. Trường hợp chi nhánh kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính

Có cần nhập địa chỉ hóa đơn đầu vào năm 2024

Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính theo quy định.

Tại Trụ sở chính của công ty:

Kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT cho khi xuất hàng hóa/dịch vụ cho chi nhánh phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời ghi:

  • Nợ TK 136: Phải thu nội bộ
  • Có các TK 155, 156
  • Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước

Thực hiện bù trừ các khoản phải trả nội bộ và các khoản phải thu nội bộ của một đối tượng, ghi:

  • Nợ TK 336: Phải trả nội bộ (3368)
  • Có TK 136: Phải thu nội bộ (1368).

Kế toán tại chi nhánh phụ thuộc

Kế toán căn cứ vào các chứng từ khi nhận hàng hóa/dịch vụ do trụ sở chính chuyển đến, ghi:

  • Nợ các TK 155, 156 (giá vốn)
  • Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 336: Phải trả nội bộ

Kế toán tại chi nhánh phải phản ánh doanh thu, giá vốn cho trụ sở chính khi chi nhánh phụ thuộc không được hạch toán kết quả kinh doanh sau thuế: Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:

  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
  • Có 155, 156

Phản ánh doanh thu, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131
  • Có TK 511: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
  • Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước

Kế toán tại chi nhánh phải kết chuyển doanh thu, giá vốn cho trụ sở chính trong trường hợp chi nhánh phụ thuộc không được hạch toán đến kết quả kinh doanh sau thuế: Kết chuyển giá vốn, ghi:

  • Nợ TK 336: Phải trả nội bộ
  • Có TK 632: Giá vốn hàng bán

Kết chuyển doanh thu, ghi:

  • Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
  • Có TK 336: Phải trả nội bộ

4.2. Trường hợp chi nhánh kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi nhánh đó

Có cần nhập địa chỉ hóa đơn đầu vào năm 2024

Kế toán cần nắm rõ cách hạch toán hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc trong trường hợp chi nhánh kê khai thuế thu nhập tại chi nhánh đó.

Trường hợp này, việc hạch toán hóa đơn đầu vào của chi nhánh diễn ra như sau:

Tại trụ sở chính công ty

Xuất hàng hóa, dịch vụ cho chi nhánh:

  • Nợ các TK 136: Phải thu nội bộ
  • Có TK 511: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
  • Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước

Ghi nhận giá vốn hàng bán tương tự giao dịch bán hàng thông thường:

  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
  • Có các TK 136

Tại Chi nhánh phụ thuộc

Nhận được hàng hóa, dịch vụ do Trụ sở chính công ty chuyển đến, kế toán thực hiện:

  • Nợ các TK 155, 156
  • Nợ TK 133: Thuế giá trị gi tăng được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 336: Phải trả nội bộ

Kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đồng thời xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 (phải thu nội bộ), 336 (phải trả nội bộ) theo từng nội dung thanh toán với đơn vị chi nhánh. Theo từng khoản, tiến hành thanh toán bù trừ. Đồng thời, thực hiện hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản 136 và 336. Nếu chênh lệch, kế toán phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

Các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải trả nội bộ của một đối tượng khi bù trừ, ghi:

  • Nợ TK 336: Phải trả nội bộ (3368)
  • Có TK 136: Phải thu nội bộ (1368)

\>> Xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 mới nhất hiện hành

Hiểu rõ và vận dụng tốt các kiến thức trên đây quả thật vô cùng cần thiết đối với các kế toán doanh nghiệp. Bởi vậy, nếu bạn đang là kế toán hoặc quan tâm đến các nghiệp vụ liên quan đến xuất hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc thì đừng nên bỏ qua.