Hàng tạm xuất tái nhập là gì năm 2024

Tổng cục Hải quan dẫn chiếu Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; phụ lục 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong đó quy định, hàng hóa tạm xuất theo hợp đồng cho thuê, mượn tài sản, sau đó sẽ tái nhập thì người khai hải quan phải kê khai hải quan theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập.

Điều 17 Thông tư 39/2015/ TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/ TT-BTC quy định thì hàng hóa tạm xuất tái nhập không thông qua hợp đồng cho thuê thì được gọi là hàng hóa tạm xuất tái nhập không theo giao dịch mua bán. Do không có hóa đơn mua bán thương mại nên người khai hải quan phải tự xác định trị giá hải quan và kê khai với cơ quan hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá do người khai hải quan kê khai là không đúng thì cơ quan hải quan xác định đúng trị giá hải quan của hàng hóa.

Theo đó, tại tờ khai hải quan tạm xuất, người khai hải quan xác định và kê khai trị giá hải quan theo giá trị của hàng hóa tại thời điểm tạm xuất. Nếu là hàng hóa mới, chưa qua sử dụng thì trị giá hải quan được xác định trên cơ sở nguyên giá của hàng hóa và các chi phí để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa tạm xuất vào doanh nghiệp chế xuất thì cửa khẩu xuất khẩu được hiểu là cổng khu chế xuất hoặc cổng doanh nghiệp chế xuất.

Nếu hàng hóa tạm xuất là hàng đã qua sử dụng thì xác định trị giá hải quan trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hóa tại thời điểm tạm xuất. Theo đó, tại tờ khai hải quan tái nhập, người khai hải quan phải xác định và kê khai trị giá hải quan theo giá trị còn lại của hàng hóa tại thời điểm tái nhập.

Khi thực hiện các thủ tục tạm xuất tái nhập hàng hóa đã tạm xuất, doanh nghiệp xuất trình các tài liệu, chứng từ kế toán để cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra việc xác định trị giá hải quan.

Ngoài những hình thức nhập khẩu, xuất khẩu phổ biến, chúng ta còn biết đến một hình thức khác trong kinh doanh xuất nhập khẩu là tạm nhập tái xuất. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn có xu hướng vận dụng hình thức tạm nhập tái xuất làm chủ đạo trong kinh doanh do những lợi ích mà hình thức này mang lại.

Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá được quy định cụ thể như sau:

- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

1. Các hình thức tái nhập tái xuất tại Việt Nam

- Tái nhập tái xuất tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh

- Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn

- Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài

- Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

- Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác

Hàng tạm xuất tái nhập là gì năm 2024

Doanh nghiệp nước ngoài có được kinh doanh tạm nhập, tái xuất không?

2. Lợi ích của tạm nhập tái xuất

- Trở thành cầu nói trong thương mại quốc tế

- Dùng lợi thế vị trí địa lý để biến chúng thành cơ hội kinh doanh

- Đa dạng loại hình thương mại quốc tế, thúc đẩy giao thương với các nước khác trên thế giới

- Giảm Chi Phí Thuế Quan: Hàng hóa được nhập khẩu tạm thời và sau đó xuất khẩu trở lại thường không phải chịu thuế quan hoặc các chi phí xuất khẩu, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Tối Ưu Hóa Quản Lý Hàng Tồn Kho: Tạm nhập tái xuất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho bằng cách sử dụng hàng hóa trong một quốc gia mà không cần giữ lại lâu dài, đặc biệt là trong trường hợp hàng hóa có thể hết hạn sử dụng.

- Tăng Linh Hoạt trong Quản Lý Sản Xuất: Doanh nghiệp có thể tận dụng tạm nhập tái xuất để tăng linh hoạt trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm và sau đó xuất khẩu sản phẩm đến thị trường khác.

- Khả Năng Tiếp Cận Thị Trường Mở Rộng: Tạm nhập tái xuất cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới mà không phải chịu áp lực về thuế quan cao.

- Đối Phó với Biến Động Thị Trường: Tạm nhập tái xuất có thể giúp doanh nghiệp giảm tác động của biến động thị trường, như thay đổi thuế quan hoặc các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu.

3. Quy định về giấy phép tạm nhập tái xuất tại Việt Nam

Đối với danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì bắt buộc phải có giấy phép tạm xuất tái nhập được cấp theo trình tự, thủ tục luật định. Cụ thể, căn cứ vào Điều 17 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định liên quan đến tạm xuất tái nhập hàng hóa như sau:

Tạm xuất, tái nhập

1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định sau:

  1. Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
  1. Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

2. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

3. Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất, tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định sau:

  1. Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
  1. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
  1. Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

4. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

Riêng hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

5. Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.

6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

4. Thủ tục thực hiện quy định về hàng tạm nhập tái xuất

Căn cứ vào khoản 2 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thủ tục hải quan được quy định như sau:

2. Thủ tục tạm xuất, tái nhập được thực hiện như sau:

  1. Thương nhân phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
  1. Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

3. Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.

4. Hàng hóa tạm xuất, tái nhập khi tiêu thụ tại nước ngoài phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Hồ sơ Hải quan và thời gian đối với hàng tạm nhập, tái xuất mới nhất

Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 53 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định:

Điều 53. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm

2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:

  1. Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  1. Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm xuất - tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
  1. Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

6. Quy định về thời hạn tạm nhập tái xuất?

Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, trong đó quy định cụ thể về tạm nhập, tái xuất. ​

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại Việt Nam không quá 60 ngày kể từ ngày làm xong thủ tục tạm nhập.

Trường hợp cần gia hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập; thời hạn mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho một lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Hàng tạm nhập tái xuất trong tiếng Anh là gì?

Tạm nhập, tái xuất trong tiếng anh là Temporary import and re-export. Trong đó, tạm nhập là “temporary import” và tái xuất là “re-export”.

Hàng tạm nhập tái xuất có thời hạn bao lâu?

Thời han hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam không quá 45 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu Việt Nam . Trong trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì việc gia hạn được thực hiện 01 lần và không quá 15 ngày.

Tạm nhập tái xuất có lợi ích gì?

Hoạt động tạm nhập tái xuất không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ liên quan như phát triển ngành logistics, nâng cao năng lực vận tải, tạo công ăn việc làm. Đặc biệt nó còn thể hiện sự phát triển của uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam.

Hàng tạm xuất tái nhập mở tờ khai ở đâu?

Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập. Thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất.