Hay bị sưng ngón chân tay là bệnh gì năm 2024

Ngón tay bị sưng là một triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng sự sưng tấy này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, các bệnh lý liên quan đến sự sưng tấy của ngón tay và cách để điều trị nhé!

Ngón tay bị sưng là do nguyên nhân gì?

Ngón tay sưng lên, có kèm theo đau nhức hoặc không là triệu chứng của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

Gout

Gout là một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến sự sưng tấy của ngón tay. Bệnh này được gây ra bởi mức độ axit uric cao trong máu, dẫn đến sự tích tụ của tinh thể uric trong các khớp. Khi tinh thể này tích tụ ở ngón tay, nó có thể gây ra sưng tấy và đau đớn. Gout thường ảnh hưởng đến ngón tay cái và ngón tay út, và thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ngon_tay_bi_sung_1_dd35fb35b4.jpg)Gout là nguyên nhân gây sưng ngón tay ở nhiều người bệnh

Viêm khớp

Viêm khớp là một bệnh lý khác có thể gây ra sự sưng tấy của ngón tay. Bệnh này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương, lão hóa hoặc tổn thương do sử dụng quá mức. Khi các khớp bị viêm, chúng sẽ trở nên đau đớn và sưng tấy. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả ngón tay.

Viêm dây chằng

Viêm dây chằng là một loại bệnh lý liên quan đến sự sưng tấy của ngón tay. Bệnh này xảy ra khi các dây chằng bên trong ngón tay bị viêm và qua quá trình này, chúng trở nên đau đớn và sưng tấy. Viêm dây chằng thường xảy ra ở người lao động phải sử dụng nhiều tay hoặc chuyển động lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

Dị ứng

Bên cạnh các vấn đề về xương khớp thì ngón tay bị sưng phù cũng có thể là dị ứng da. Dị ứng da thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với phấn hoa, chất tẩy rửa, nước hoa,... Tình trạng này thường tự khỏi sau 2-3 ngày.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ngon_tay_bi_sung_2_243ff89c03.jpg)Ngón tay bị sưng cũng có thể do dị ứng

Nhiễm trùng

Sưng là một trong các dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi ngón tay bị đứt hoặc trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Để chống lại nhiễm trùng, cơ thể huy động bạch cầu đến vị trí ngón tay và từ đó khiến ngón tay sưng, đỏ và đau rát.

Ngón tay bị sưng sau chấn thương

Một số tai nạn như kẹt tay vào cửa hay bị va đập có thể làm sưng nhiều ngón tay cùng một lượt. Trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng thì không chỉ tổn thương mô mềm mà còn có nguy cơ gãy xương. Vì thế bạn nên đi khám bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị sao cho phù hợp.

Chế độ ăn mặn khiến ngón tay sưng phù

Ít người biết rằng chế độ ăn mặn cũng có thể khiến cơ thể sưng phù. Bởi cơ thể thường có cơ chế cân bằng muối nước, khi bạn ăn quá nhiều muối thì cũng sẽ tăng tích nước và từ đó dẫn đến sưng.

Tình trạng sưng phù ngón tay do ăn mặn có thể tự khỏi sau 1-2 ngày, nhất là khi bạn cân bằng lại chế độ dinh dưỡng.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Sưng tấy khắp cơ thể và sưng ngón tay cũng có thể là tác dụng phụ khi dùng thuốc, điển hình như:

  • Thuốc điều trị tiểu đường (ví dụ: Pioglitazone, Rosiglitazone);
  • Thuốc điều trị rối loạn hormone (ví dụ: Tamoxifen);
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp (ví dụ: Amlodipine);
  • Các loạ cortisteroid đường uống (ví dụ: Prednisolone).

Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây không phải tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc.

Cách điều trị sưng ngón tay hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân khiến ngón tay của bạn bị sưng. Tuỳ vào từng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vết thương mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Một số trường hợp vị trí sưng sẽ tự khỏi hoặc thuyên giảm nhờ biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng một số khác yêu cầu phải chăm sóc y tế đặc biệt.

Điều trị tại nhà

Cách giảm sưng ngón tay tại nhà một hiệu quả bao gồm:

  • Chườm lạnh có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm bao gồm sưng và đau ngón tay.
  • Massage ngón tay nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu và giảm đau.
  • Băng nẹp để cố định vết thương nếu cần thiết.
  • Thực hiện chế độ ăn uống kháng viêm, cân bằng và lành mạnh.
  • Dùng muối Epsom - một loại muối khoáng tự nhiên có thể giúp giảm sưng tấy và đau đớn ở ngón tay.
  • Nếu xuất hiện nhiễm trùng cần làm sạch tay và sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ/dược sĩ.
  • Nới lỏng nhẫn ở ở ngón tay bị sưng để tránh làm cản trở lưu thông máu.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ngon_tay_bi_sung_3_4b940d8cab.jpg)Một số loại thuốc kháng sinh dang bôi có thể được chỉ định nếu có nhiễm trùng

Chăm sóc y tế

Trong trường hợp ngón tay bị sưng kéo dài không thuyên giảm khi áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Nếu nguyên nhân sưng ngón tay là do viêm khớp, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen.

Nếu sưng đỏ khớp ngón tay do nhiễm trùng và có dấu hiệu tích tụ dịch mủ, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn chọc hút dịch và điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dạng bôi.

Nếu ngón tay bị sưng xuất phát từ chế độ ăn quá mặn thì bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo bạn điều chỉnh chế độ ăn. Ăn nhạt không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng phù mà còn ngăn chặn bệnh tăng huyết áp.

Ngón tay bị sưng có thể vô hại và tự khỏi nhưng một số trường hợp nếu không xử trí kịp thời có thể bị hoại tử. Vì vậy khi quan sát thấy có dấu hiệu bị sưng ngón tay kéo dài, Nhà thuốc Long Châu khuyến cáo bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm kiếm giải pháp phù hợp.