Thang máy bị chập điện vì sao

Sẽ không có điều gì bất thường xảy ra nếu bạn lựa chọn được một chiếc thang máy tốt và ngăn ngừa được tối đa những rủi ro trong quá trình hoạt động mà chúng đem lại. Tuy nhiên, trong trường hợp bị mất điện thì cầu thang máy sẽ như thế nào? Lúc này, nguyên lý làm việc của thang máy khi mất điện ra sao sẽ là vấn đề được khách hàng quan tâm hàng đầu. Cùng công ty thang máy Gia Định đi tìm đáp án qua bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Thang máy trục vít và thang máy cáo kéo hoạt động khác nhau thế nào?

Thang máy bị chập điện vì sao
Thang máy mất điện đột ngột, Bạn nên xử lý thế nào.

1/ Nguyên lý làm việc khi thang máy mất điện

Bạn cần biết về chức năng hoạt động của cầu thang máy trong tình huống mất điện để kịp thời xử lý và ứng phó chúng một cách tốt nhất. Bao gồm 2 chức năng đó là: Chức năng hoạt động bằng nguồn điện dự trữ và chức năng cứu hộ tự động MELD(Mitsubishi Emergency Landing Device). Khi thang máy mất điện mỗi chức năng sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt đảm bảo cho hoạt động của con người trong quá trình sử dụng thang máy an toàn hơn.

1.1/ Tìm hiểu chức năng sử dụng nguồn điện dự phòng

★ Máy phát điện sẽ được người ta lựa chọn đầu tiên trong trường hợp có người đang bị kẹt bên trong thang máy. Nhờ đó mà chức năng hoạt động của thang máy bằng nguồn điện dự trữ được kích hoạt và giúp cầu thang máy đưa khách hàng về tầng gần nhất.

★ Sau đó, thang máy sẽ hoạt động trở lại khi có điện hoặc bạn có thể sử dụng nguồn điện đã dự phòng để tiếp tục dùng thang máy. Có thể thấy, đây là biện pháp khá nhanh giúp bạn ứng phó kịp thời để giải cứu khách hàng bị kẹt bên trong thang máy.

1.2/ Tìm hiểu chức năng cứu hộ tự động MELD

★ Đa số khi lắp đặt thang máy hiện nay sẽ cài đặt chức năng này trong thang máy giúp cho khách hàng đi ra ở tầng gần nhất trong tình huống xảy ra sự cố. Chức năng tự động cứu hộ này sẽ kích hoạt và mở cabin về tầng gần nhất để khách hàng đi ra. Và tất nhiên, lúc này thang máy sẽ sử dụng nguồn điện cấp ở bình ắc quy dự phòng ở tủ cứu hộ.

★ Một điều cần lưu ý đó chính là chức năng này sẽ không thể hoạt động nếu kích hoạt các thiết bị an toàn hoặc mạch điện an toàn nên bạn cần để ý.

★ Ngoài ra, chức năng tự động cứu hộ này không những kích hoạt trong tình huống thang máy bị mất điện mà còn hoạt động khi dòng điện bị ngắt đi do cabin ở phòng máy bị tác động vào. Vì thế, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của công ty thang máy Gia Định để biết cách xử lý kịp thời nhất.

★ Quy trình hoạt động của chức năng MELD:

Thang máy bị chập điện vì sao
Quy trình hoạt động của chức năng MELD

Tìm hiểu thêm về cứu hộ thang máy

2/ Thang máy gia đình khi mất điện bạn nên làm gì

Đa số các hệ thống thang máy khi lắp đặt hiện nay đều có ít nhất 1 trong 2 chức năng ở trên. Tuy nhiên, với những thang máy đã lắp từ rất lâu hoặc loại thang truyền thống sẽ không sử dụng 2 chức năng ở trên nên việc cần làm gì khi cầu thang máy mất điện đột ngột?

Thang máy khi mất điện luôn được bảo về an toàn nên bạn không cần quá lo lắng. Hãy làm them các bước sau đây:

★ Thứ nhất đó chính là tâm lý của bạn trong tình huống này là vô cùng quan trọng. Sự bình tĩnh và tiết chế được cảm xúc của mình là việc làm cần thiết để bạn biết cách xử lý tình huống tốt nhất.

Thang máy bị chập điện vì sao
Không mất bình tĩnh khi thang máy mất điện

★ Sau đó, bạn sẽ bấm nút cứu hộ ở bảng điều khiển (button) bên trong cabin để người bên ngoài biết và giải cứu.

★ Bạn cần nhớ rằng: Trong bất cứ một sự cố nào xảy ra khi sử dụng thang máy thì cabin là nơi an toàn nhất, bạn không nên mất bình tĩnh và cạy cửa ra vì cực kỳ nguy hiểm. Tốt hơn hết hãy ngồi xuống và chờ đội cứu hộ đến.

3/ Tại sao nguồn điện cấp cho thang máy lại quan trọng?

☑ Nguồn điện là yếu tố quan trọng quyết định việc thang máy hoạt động có bình thường hay không? Bởi vì toàn bộ các thiết bị của cầu thang máy sẽ hoạt động ổn định nếu được cung cấp một nguồn điện ổn định. Hơn nữa, các thiết bị bên trong của thang máy cũng phải hoạt động đều đặn để đảm bảo chất lượng trong thời gian dài.

☑ Trong trường hợp nguồn điện cấp cho thang máy không ổn định hoặc chập chờn thì kéo theo việc vận hành trở nên khó khăn, gián đoạn và làm ảnh hưởng đến việc đi lại của con người. Để khắc phục tình trạng này, bạn không nên sử dụng thang máy trong trường hợp hay bị mất điện tránh mang lại những sự cố đáng tiếc xảy ra.

4/ Vậy thang máy mất điện thì dừng hoạt động luôn hay vẫn di chuyển?

☑ Đối với những mẫu thang máy truyền thống trước đây khi nguồn điện mất, thang máy sẽ dừng hoạt động và không thể tự động mở cửa cho hành khách ra ngoài gây nguy hiểm khi ở bên trong. Vì thế, bạn cần bình tĩnh để xử lý trong tình huống này.

☑ Tuy nhiên, với những thang máy hiện đại như ngày nay sẽ lắp đặt thêm nguồn điện dự phòng để khi mất điện, cầu thang máy sẽ đưa hành khách về tầng gần nhất và đưa ra ngoài một cách an toàn.

5/ Hướng dẫn cứu hộ khi thang máy mất điện và dừng hoạt động

Thang máy bị chập điện vì sao
Cứu hộ khi thang máy mất điện và dừng hoạt động

Khi bạn biết xử lý tình huống khi thang máy mất điện hoặc hỏng đột ngột mà thang không tự mở cửa sẽ đảm bảo cơ thể của bạn trở nên an toàn hơn. Cụ thể đó là:

☑ Khi bị kẹt, bạn cần ấn nút E-call hoặc Intercom để nhờ cứu hộ từ bên ngoài. Đồng thời không tự ý cậy cửa thang máy vô cùng nguy hiểm.

☑ Trong tình huống thang máy bị hỏng thì đội cứu hộ cần đưa hành khách ra ngoài sau đó mới tiến hành sửa chữa các bộ phận như:

➡️ Ngắt cầu dao lực của thang máy.

➡️ Mở cửa tầng gần cửa cabin nhất để hành khách ra ngoài. Trong trường hợp cầu thang máy lơ lửng ở 2 tầng thì đội cứu hộ cần đóng cửa tầng và lên phòng máy.

➡️ Sau đó gạt “càng thắng” chầm chậm sao cho không bị trượt thang máy. Đảm bảo an toàn nhất đối với hành khách bên trong thang máy.

➡️ Tiếp đến, dùng tay quay vô lăng máy để thang từ từ di chuyển về tầng gần nhất.

☑ Khi thực hiện, cần thông báo để hành khách bên trong không lo lắng và hoảng sợ.

Như vậy, công ty cổ phần thang máy Gia Định khuyến khích bạn nên lắp đặt cả 2 chức năng ở phần 1 mà chúng tôi đưa ra để từ đó an tâm sử dụng thang máy. Gia Định là một trong những công ty lắp đặt cầu thang máy uy tín và chất lượng tại nước ta hiện nay. Nơi đây có đội ngũ nhân viên am hiểu tường tận về máy tính cũng như nhiều hãng thương hiệu nổi tiếng khác nhau cho bạn tham khảo. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhiệt tình và báo giá tốt nhất qua số hotline: 0974558223

Thang máy bị chập điện vì sao

Tốt nghiệp ĐH Xây dựng năm 2014. Với hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn, thiết kế và lắp đặt tháng máy phục vụ khách hàng. Dù yêu cầu của quý khách là nhỏ hay lớn chúng tôi luôn tư vấn và cung cấp giải pháp phù hợp nhất. Hotline: 0974.558.223

Trong quá trình hoạt động thang máy bị hỏng là điều không thể tránh khỏi. Vậy những lỗi thường gặp trong thang máy là gì và cách khắc phục như thế nào bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tham khảo: Những thiết bị thang máy thường hư hỏng sau thời gian dài hoạt động

Sau thời gian dài hoạt động thì thang máy sẽ có nhiều các thiết bị cần thay thế, bạn hãy tham khảo nhé.

Thang máy bị chập điện vì sao
Những lỗi thường gặp trong thang máy

Lỗi thang máy do phần cơ khí

Chất lượng của thang máy phụ thuộc rất nhiều vào quá trình lắp đặt cơ khí thang máy. Người thợ kỹ thuật phải có tay nghề lắp đặt và kinh nghiệm lắp đặt. Theo đánh giá riêng của tôi thì chất lượng lắp đặt được đánh giá ảnh hưởng đến 50% chất lượng hoạt động của thang máy.

Một số lỗi thường gặp khi lắp đặt cơ khí thang máy

Thang máy bị chập điện vì sao
Lỗi thang máy do lắp đặt cơ khí

  • Thả trì không thẳng, dẫn đến lắp ray không chính xác. Các khớp nối ray bị lệch dẫn đến chất lượng chạy khi thang máy đi qua điểm liên kết.
  • Lắp cửa cabin không chính xác gây ma sát giữa cửa cabin khi đóng mở với tường hoặc bộ phận khác. Gây tiếng kêu khi đóng mở cửa thang.
  • Lắp cửa không chuẩn làm lệch tiếp điểm dễ gây thang không đóng được cửa mà tự động mở ra.
  • Lắp cabin siết ốc không chắc, khi thang chạy thì cabin phát ra tiếng cọt kẹt.
  • Lắp puly không chuẩn dẫn đến cáp bị lệch có thể gây bật ray khỏi puly.
  • Đặt máy không chuẩn gây hiện tượng rung lắc khi động cơ hoạt động.
  • Gắn cờ, suit bằng tầng lệch làm thang dừng lệch tầng.

Một số lỗi thang máy khi lắp đặt điện

Thang máy bị chập điện vì sao
Một số lỗi về điện thang máy

Quá trình lắp điện vô cùng quan trọng, liên quan đến độ êm ái khi thang máy hoạt động. Thợ điện thang máy cần có nhiều kinh nghiệm trọng quá trình hiệu chỉnh thì thang máy chạy êm được.

Một số điểm nhận biết thang được điều chỉnh thông số chuẩn:

  • Tốc độ đóng cửa không quá nhanh cũng không quá chậm, đóng cửa không bị tiếng kêu khi cửa tiếp xúc.
  • Tốc độ chạy của thang máy ổn định, không bất ngờ tăng tốc hoặc dừng lại. Dừng tầng êm ái, không giật cục.

Bảng mã lỗi thang máy, những lỗi thường gặp về điện trên thang máy

  1. Lỗi F: Lỗi mất pha, mất an toàn chính, mất phanh động cơ (với Tủ PLC)
  2. Hiện chữ E: Thang máy đang chuyển qua chế độ chạy UD (với Tủ PLC)
  3. Lỗi E2 – Hở mạch toàn cửa – Cửa thang máy bị hở mạch toàn cửa do tiếp điểm cửa hoặc dây điện bị đứt.
  4. Lỗi E3, E4 – Thang máy chạy lên, xuống bị quá hành trình
  5. Lỗi E5, E6 – Khoá cửa thang máy không mở hoặc không đóng Gặp phải khi cửa không ở vị trí mở sau 15s nhận được tín hiệu.
  6. Lỗi E8 – Lỗi truyền thông do nhiễu tín hiệu
  7. Lỗi E10, E11, E12 – swith buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị trí
  8. E19, E37 – Lỗi cửa, do kẹt cửa, mở lâu không đóng, gặp vật cản hoặc tiếp điểm cửa không ăn.
  9. Lỗi E20 – Lỗi bảo vệ trượt khi thang máy
  10. Lỗi E21 – Quá nhiệt động cơ
  11. Lỗi E22 – Lỗi đảo động cơ do động cơ sảy ra hiện tượng trượt liên tục trong 0.5s
  12. Lỗi E23, E24 – Lỗi tốc độ thang máy
  13. Lỗi E27, E28 – Lỗi cảm biến bằng tầng
  14. Lỗi E30 – Lỗi vị trí bằng tầng
  15. Lỗi E32 – Mạch an toàn bị hở lúc thang hoạt động
  16. Lỗi E35, E36 – Lỗi contactor
  17. E45 – lỗi relay mở cửa trước
  18. Lỗi E49 – Lỗi truyền thông không do lỗi tín hiệu
  19. Lỗi 60 – Tiếp điểm contator bị ngặt kết nối
  20. Lỗi E61 – Lỗi tín hiệu khởi động
  21. E74 lỗi bộ hãm
  22. Lỗi E 75 – Đứt cầu trì
  23. E77 – Lỗi lệch tốc độ, thời gian tăng tốc quá ngắn, quá tải
  24. Lỗi E82 – Lỗi Ecodor
  25. Lỗi đen màn hình – do đảo pha hoặc cháy móng ngựa
  26. Khi thang máy chạy từ dưới lên: swith giới hạn trên tự động ngắt hoặc thang chạy vượt quá mức đỉnh giới hạn trên. ( F212-0)
  27. Khi thang máy chạy từ trên xuống: Swith giới hạn dưới tự động ngắt hoặc thang chạy quá mốc giới hạn dưới. ( F212-0)
  28. Lỗi cảm biến bằng tầng trên và dưới – Do cảm biến không được kích hoạt hoặc do cảm khoảng cách bảo vệ tối đa của pad

Một số các lỗi không nghiêm trọng trong thang máy

Bạn có thể bình tĩnh xử lý hoặc chờ đến đợt bảo trì bên thang máy sẽ thay thế, sửa lỗi cho bạn.

Lỗi đèn thang máy, đèn cabin bị cháy

Lỗi này gặp rất nhiều do tuổi thọ của đèn led khi hoạt động không được cao, thường từ 1 đến 2 năm sẽ bị cháy.

Bóng đèn cabin thang máy bị cháy là lỗi thường gặp nên bạn không cần quá lo lắng, có thể bạn sẽ hơi khó chịu khi đi thang máy, nhưng hãy bình tĩnh, Bên thang máy sẽ thay cho bạn và thang sẽ hoạt động bình thường.

Lỗi cửa thang máy đóng có tiếng kêu

Khi cửa thang máy mở ra đóng vào có tiếng kêu xoẹt xoẹt bạn hãy bạn đừng quá lo lắng vì lỗi này không ảnh hưởng đến an toàn khi thang chạy. Bạn hãy qua sát xem đường ray dẫn cửa có bị mặt gì không, có thể do rác bị rơi vào.

Thử đóng mở cửa vài lần nếu thấy thang vẫn có tiếng kêu thì hãy gọi bên thang máy đến kiểm tra nhé.

Lỗi nút ở button cabin và button tầng không nhạy

Khi nút bấm gọi tầng hoặc số tầng hoạt động không ổn định là do thang máy đã sử dụng quá lâu, bụi bẩn sẽ bám vào kẽ tiếp xúc nút bấm gây ra hiện tượng này.

Khi bên thang máy đến bảo trì bạn chỉ cần bảo họ tháo ra vệ sinh và cắm lại rắc cắm là nút bấm sẽ nhạy trở lại.

Khi hoạt động thang phát ra tiêng động (thang máy kêu hoặc tiếng ồn lạ)

Lỗi này có thể do nhiều nguyên nhận nhưng thường là do thang máy không được bảo trì thường xuyên. có thể do hộp dầu ray bị hết.

Bạn cần liên hệ với bên thang máy đến bảo dưỡng và kiểm tra.

Thang dừng tầng không chính xác:

Do hiện tượng xung nhiễu từ. Bạn có thể báo bộ phận bảo trì hiện tượng này sẽ hết

Thang không hoạt động sau khi mất điện, không cứu hộ khi mất điện

Hiện tượng này thường xảy ra do lỗi đảo pha thang máy hoặc lỗi Ắc quy thang máy bị hỏng. Bên kỹ thuật sẽ xử lý vấn đề này rất đơn giản, bạn không cần quá lo lắng.

Một số lỗi nghiêm trọng bạn cần lưu ý trong khi dùng thang máy

Bảng điều khiểm bị đen, không hiển thị. Trường hợp này rất có thể do công trùng hoặc đứt mạch, bạn nên dừng thang và gọi kỹ thuật thang máy do có thể xảy ra chập cháy.

Thang bị nhiễm điện: Do ngồn điện bị rò rỉ điện hoặc do sấm sét, mưa bão. Bạn hãy dừng ngay thang máy và kiểm tra do nguyên nhân, khắc phục xong thì mới sử dụng tiếp.

Hố pít bị ngập nước: Có thể do chống thấm kém hoặc do mưa lụt nước tràn vào từ cửa. Bạn hãy ngặt điện và khắc phục để hố pít được khô ráo.

Thang máy phát ra tiếng kêu to, lạ hoặc đang chạy thì bị rung lắc không chạy ổn định. Hãy gọi bên tahng máy ngay cho trường hợp hày, đừng chần chừ.

Cách sử lý khi thang máy bị hỏng, bị lỗi ( Lời khuyên)

Bạn nên sử lý theo những bước sau:

  • Việc đầu tiên cần làm là xác định thang máy bị lỗi do nguyên nhân nào.
  • Gọi bên thang máy đến kiểm tra, xử lý
  • Trong quá trình sử dụng nên giữ gìn, vệ sinh đúng cách và bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Bạn có thể tham khảo quy trình bảo trì thang máy để hiểu hơn.
  • Tuyệt đối không sử dụng khi phát hiện thang máy có vấn đề.

Cách reset thang máy:

Thang báo đang bị khoá hoặc dừng không chạy do báo lỗi. Xác định cần được reset bạn sẽ mở tủ điện ra, tắt atomat và bật lại. Chở thang khởi động lại sau đó gọi thang, bấm thử tầng xem thang hoạt động bình thường không. Nếu thang vẫn không hoạt động bạn nên gọi kỹ thuật thang máy đến khắc phục.

Thang máy bị chập điện vì sao

Tốt nghiệp ĐH Xây dựng năm 2014. Với hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn, thiết kế và lắp đặt tháng máy phục vụ khách hàng. Dù yêu cầu của quý khách là nhỏ hay lớn chúng tôi luôn tư vấn và cung cấp giải pháp phù hợp nhất. Hotline: 0974.558.223