Uric acid cao là gì

Axit uric trong máu là một trong những chỉ số xét nghiệm về máu được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Chỉ định xét nghiệm acid uric nhằm chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể.

1. Acid uric là gì?

Acid uric (công thức hóa học là C5H4N4O3) là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hidro và nitơ và là một sản phẩm chuyển hóa các chất đạm có nhân purin. Các nguồn chính tạo acid uric trong cơ thể gồm:

– Nguồn gốc ngoại sinh: Các thức ăn, đồ uống giàu nhân purin như phủ tạng động vật, hải sản,

– Nguồn nội sinh: Các tế bào trong cơ thể khi già hóa, chế đi, nhân purin của nó bị phá hủy và tạo thành acid uric.

Acid uric được tổng hợp tại gan, thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua thận. Nếu quá trình tổng hợp và đào thải acid uric xảy ra cân bằng, lượng acid uric trong máu sẽ thuộc giới hạn bình thường ở mức 140-420 micromol/l.  Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải chất này đều gây ảnh hưởng đến chỉ số này đó là tăng hoặc giảm acid uric trong máu và đều có thể dẫn tới hậu quả xấu cho cơ thể.

2. Xét nghiệm acid uric để làm gì?

Xét nghiệm acid uric được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy acid uric máu cao hơn so với giá trị thông thường, cơ thể bệnh nhân có thể đang sản xuất nhiều acid uric hoặc khả năng đào thải acid uric qua đường tiểu đang bị giảm. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu thường gặp là:

– Chế độ ăn có quá nhiều chất đạm, hải sản, uống nhiều rượu bia.

– Người bệnh gout, gây các đợt viêm khớp cấp tính.

– Người bệnh mắc các bệnh lý ung thư như đa u tủy xương, ung thư di căn,…và/hoặc đang điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị. Các phương pháp này làm tăng hủy hoại tế bào, gây tăng acid uric máu.

– Người bệnh bị suy thận, chức năng thận suy giảm sẽ làm giảm khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

– Người bệnh tiểu đường, thiểu năng tuyến cận giáp,…

– Tăng nồng độ acid uric máu cũng liên quan đến một số căn bệnh di truyền. Điển hình là hội chứng Lesch-Nyhan, gây ra do thiếu hụt enzyme trong chuyển hóa purin, dẫn đến sự đột biến liên quan đến nhiễm sắc thể X, làm tăng đột ngột quá trình tổng hợp purin nội sinh.

Nếu như chỉ số axit uric trong máu tăng gây ra những căn bệnh nguy hiểm thì ngược lại, axit uric thấp hơn giới hạn bình thường cũng không hề tốt. Thậm chí, đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý của cơ thể, bao gồm:

– Bệnh Xanthin niệu là dạng rối loạn di truyền chuyển hoá do thiếu xanthine oxidase là enzym xúc tác oxy hóa xanthin thành acid uric.

– Hội chứng Fanconi: là một bệnh lý rối loạn chức năng ống thận hiếm gặp, khả năng tái hấp thu các chất như glucose, acid uric, kali,.. giảm làm nồng độ các chất này giảm trong máu.

– Bệnh Wilson là một bệnh lý di truyền gây tích tụ đồng dư thừa trong cơ thể.

Do kết quả xét nghiệm acid uric máu có thể bị sai lệch khi bệnh nhân uống rượu, dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin, theophylin, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, corticoid, thuốc hoặc thực phẩm vitamin C,…Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng, điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá xét nghiệm được chính xác hơn. Kết quả xét nghiệm acid uric sẽ giúp ích trong chẩn đoán, theo dõi điều trị cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống. Khi phát hiện bệnh nhân có tình trạng tăng acid uric, cần hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước, giảm ăn các thực phẩm giàu purin, tránh sử dụng bia rượu để dự phòng nguy cơ mắc các bệnh do tăng acid uric hoặc nặng hơn các bệnh hiện có.

Tình trạng acid uric trong máu cao (axit uric cao) có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gút và sỏi thận. Vì thế nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng của người có thể có acid uric máu tăng cao có thể giúp bạn và người thân được chẩn đoán các bệnh có acid uric cao để điều trị sớm, kịp thời. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Nguyên nhân gây acid uric máu tăng cao

Nguyên nhân gây acid uric máu tăng cao khá đa dạng, di truyền và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống và sức khỏe, đều có thể đóng vai trò gây nên.

Hầu hết thì nồng độ acid uric cao xảy ra khi thận của bạn không loại bỏ axit uric hiệu quả, gây ra trì trệ trong việc loại bỏ axit uric bao gồm thực phẩm giàu chất béo, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, dùng một số loại thuốc lợi tiểu (đôi khi được gọi là thuốc nước) và uống quá nhiều rượu. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn là do chế độ ăn nhiều đồ chứa purin hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric.

Dưới đây Docosan liệt kê một số nguyên nhân có thể gây tăng acid uric máu:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Uống quá nhiều rượu
  • Di truyền
  • Suy giáp
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Niacin, hoặc vitamin B-3
  • Béo phì
  • Bệnh vẩy nến
  • Chế độ ăn giàu purin – gan, thịt thú săn, cá cơm, cá mòi, nước thịt, đậu khô và đậu Hà Lan, nấm và các loại thực phẩm khác
  • Suy thận
  • Hội chứng ly giải khối u (sự phóng thích nhanh chóng của các tế bào vào máu do một số bệnh ung thư gây ra hoặc do hóa trị liệu cho những bệnh ung thư đó)
Uric acid cao là gì
Béo phì có thể là nguyên nhân gây acid uric trong máu cao

Hàm lượng acid uric trong máu cao là bao nhiêu?

Để biết được hàm lượng acid uric trong máu, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm acid uric máu có đơn vị mg / dL. Thông thường, mức axit uric được coi là tăng cao khi:

  • Đối với phụ nữ, acid uric cao khi trên 6 mg / dL
  • Đối với nam giới, acid uric cao khi trên 7 mg / dL

Lưu ý rằng con số trên chỉ mang tính tương đối nên một số trường hợp giới hạn để xét có acid uric máu tăng sẽ khác tuỳ vào thể trạng.

Uric acid cao là gì
Hàm lượng acid uric trong máu cao là bao nhiêu?

Triệu chứng của người bị acid uric trong máu cao

Acid uric cao có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, bao gồm bệnh gút, bệnh thận và ung thư.

Nếu bạn thực sự có bệnh lý thì các triệu chứng của bệnh gút có thể có bao gồm đau hoặc sưng khớp, sờ các khớp thấy ấm nóng, da bóng và đổi màu vùng khớp.

Các triệu chứng của sỏi thận, mà nồng độ axit uric cao cũng có thể gây ra, bao gồm đau lưng, đau bên hông, đi tiểu nhiều, nước tiểu đục, có mùi bất thường hoặc có máu.

Chẩn đoán bệnh ở người có acid uric máu cao

Thông thường, xét nghiệm acid uric trong máu thường không được chỉ định, chỉ được bác sĩ cho phép thực hiện khi nghi ngờ bạn mắc các bệnh có thể gây tăng acid uric máu. Một kết quả acid uric máu tăng chưa thể khẳng định được bất cứ bệnh lý gì. Bạn có thể mắc bệnh gout, bệnh thận, ung thư hoặc hội chứng Fanconi, … hoặc chỉ tăng acid uric do chế độ ăn giàu purin.

Vì thế để biết acid uric cao là bệnh gì, bên cạnh xét nghiệm hàm lượng acid uric trong máu, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác cùng lúc để theo dõi nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu tất cả các kết quả của bạn có ý nghĩa gì và các bước tiếp theo cần làm là gì.

Uric acid cao là gì
Chẩn đoán bệnh ở người có acid uric máu cao

Bác sĩ cũng sẽ cần kiểm tra công thức máu, lipid, các chất chuyển hoá khác, mức canxi và phốt phát để hiểu rõ hơn về những gì có thể làm tăng mức độ uric của bạn axit.

Điều trị acid uric trong máu cao

Sau khi xác định được chẩn đoán nguyên do, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những bước điều trị acid uric cao phù hợp trong thời điểm hiện tại và trong tương lai, đồng thời tư vấn về thực đơn ăn uống làm sao giúp hạ lượng acid uric trong máu xuống.

Cụ thể nếu bạn mắc bệnh gout, chủ yếu việc điều trị sẽ được thực hiện bằng việc uống thuốc. Trong trường hợp các nốt tophi trở nên lớn đến mức cản trở chuyển động khớp, làm tổn thương mô xung quanh hoặc nhô ra ngoài da của bạn, có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ.

Trường hợp sỏi thận, nếu sỏi dưới 5mm bác sĩ sẽ khuyến khích uống nhiều nước để sỏi thị đào thải; nếu kích thước từ 5 mm trở lên có thể bác sĩ sẽ kê thuốc để giãn các cơ trong đường tiết niệu của bạn giúp sỏi thoát ra dễ dàng và ít đau hơn, ngoài ra bạn cũng có thể được chỉ định điều trị tán sỏi bằng siêu âm. Nếu sỏi lớn hơn 10 mm, bạn cần được phẫu thuật để lấy sỏi.

Ngoài ra bạn cũng sẽ được hướng dẫn một thực đơn riêng cho người có acid uric máu cao.

Uric acid cao là gì
Xây dựng thực đơn riêng cho người có acid uric máu ca

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Trong trường hợp có những triệu chứng liên quan đến gout hoặc thận như đã giới thiệu ở mục triệu chứng liên quan tăng acid uric phía trên, bạn nên liên hệ với các bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh, cũng như điều trị kịp thời thì việc chữa trị sẽ đơn giản, nhẹ nhàng hơn cho người bệnh.

Uric acid cao là gì
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Tóm lại, acid uric trong máu cao thường do những nguyên nhân bệnh lý như gút, sỏi thận, suy thận hoặc ung thư. Nếu bạn có những triệu chứng tiêu biểu như đã gợi ý ở bài viết vừa rồi, hãy nhanh tay liên hệ với Docosan.com, đội ngũ bác sĩ chúng tôi sẽ đưa đến bạn những tư vấn và điều trị kịp thời nhất.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Chỉ số acid uric bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh được coi tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn khoảng tham chiếu cho phép (tùy thuộc mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (360 micromol/l).

Định lượng acid uric cao là gì?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy acid uric máu cao hơn so với giá trị thông thường, cơ thể bệnh nhân có thể đang sản xuất nhiều acid uric hoặc khả năng đào thải acid uric qua đường tiểu đang bị giảm. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu thường gặp : Chế độ ăn có quá nhiều chất đạm, hải sản, uống nhiều rượu bia.

Axit uric có nghĩa là gì?

Acid uric là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hydro và nitơ, công thức C5H4N4O3 được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin. Tiếp theo chúng được hòa tan trong máu và cuối cùng chúng được đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.