Vì sao lại có nhiều đờm

Đờm là một loại chất nhầy được tạo ra ở phổi và đường hô hấp nhằm bảo vệ những khu vực này không bị khô, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Một lượng chất nhầy cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, nhưng quá nhiều hay ứ đờm trong cổ họng lại khiến mọi người vô cùng khó chịu. Lúc này, người bệnh nên biết cách làm tan đờm trong cổ họng để cải thiện tình trạng này.

Súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu và hỗ trợ tan đờm trong cổ họng hiệu quả. Trộn 0,5 muỗng cà phê (2,5 mL) muối vào 1 cốc (240 mL) nước ấm. Hãy nhấp một ngụm nước muối, nhưng không được nuốt. Thay vào đó, hãy ngửa đầu ra sau và súc miệng trong vài giây. Sau đó, nhổ nước muối trong bồn rửa mặt và súc miệng lại. Mọi người có thể lặp lại phương pháp điều trị này sau mỗi 2-3 giờ trong ngày nếu cần cải thiện cảm giác ứ đờm trong cổ họng nhanh chóng.

Ngoài ra, đây cũng có thể là một cách làm loãng đờm cho bé tại nhà nếu con đã biết cách hợp tác với hướng dẫn của cha mẹ.

Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm đường thở bằng hơi nước ấm sẽ giúp làm dịu đường hô hấp, giảm thiểu bài tiết chất nhầy. Đổ nước cất vào máy làm ẩm đến vạch mức đổ đầy. Sau đó, bật máy tạo độ ẩm và tiếp tục chạy trong khi vẫn sinh hoạt bình thường trong nhà như làm việc, ăn hay ngủ nghỉ. Hơi nước tỏa ra sẽ làm ẩm đường thở và làm loãng chất nhầy. Điều này sẽ làm tan đờm trong cổ họng.

Máy tạo độ ẩm cũng là một công cụ hiệu quả giúp làm loãng đờm cho bé khi thường xuyên ở trong phòng điều hòa.

  • Tắm nước nóng và hít hơi nước

Đây cũng là một cách đơn giản để làm tan đờm trong cổ họng tạm thời. Vì hơi nước có thể làm lỏng và loãng đờm trong cổ họng. Để sử dụng vòi sen, hãy đặt nhiệt độ nước nóng nhưng không đóng cặn. Sau đó, thư giãn trong vòi hoa sen và hít thở sâu.

Mọi người cũng có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp để tắm. Dùng dụng cụ nhỏ mắt để nhỏ một vài giọt dầu vào sàn tắm hoặc bồn tắm ngay trước khi bước vào phòng tắm.

Hít hơi từ một bát nước nóng để làm loãng và tan đờm trong cổ họng từ một cái tô lớn. Sau đó, cúi xuống bát rồi trùm một chiếc khăn lên đầu và bát. Từ từ hít hơi nước trong khoảng thời gian cảm thấy thoải mái. Sau đó, hãy uống một cốc nước để hạ nhiệt và giữ cho cơ thể đủ nước.

Đây được gọi là cách xông hơi mặt và có thể thực hiện 1 hoặc 2 lần mỗi ngày nếu cần để giảm ứ đờm trong cổ họng. Để có thêm lợi ích, hãy thêm tinh dầu vào nước, chẳng hạn như 2-3 giọt tinh dầu khuynh diệp, hương thảo hoặc bạc hà để giúp tăng cường phá vỡ chất nhầy và làm dịu cổ họng của bạn.

Súc rửa xoang mũi bằng bình rửa mũi có vòi chuyên dụng sẽ giúp tẩy rửa đường thở và làm loãng chất nhầy. Đổ đầy bình nước muối sinh lý đóng chai hoặc nước tinh khiết vào bình. Sau đó, nghiêng người qua bồn rửa mặt và nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi của bình vào lỗ mũi trên, sau đó từ từ đổ nước vào mũi. Nước sẽ đi vào lỗ mũi trên và thoát ra khỏi lỗ mũi dưới.

Tiếp tục với lỗ mũi bên kia. Thao tác cẩn thận không hít phải dung dịch muối hoặc nước. Không sử dụng nước máy vì có thể không vô trùng. Ngoài ra, rửa mũi cũng giúp làm loãng đờm cho bé từ 5 tuổi trở lên.

Vì sao lại có nhiều đờm

Súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu và hỗ trợ tan đờm trong cổ họng hiệu quả

Cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Chất lỏng sẽ giúp làm loãng chất nhầy để tránh ứ đờm trong cổ họng. Do đó, cần đảm bảo bản thân đang đáp ứng nhu cầu nước hàng ngày bằng cách uống nhiều nước, trà và các loại đồ uống khác. Ngoài ra, hãy ăn nhẹ các loại thực phẩm có chứa nước, như súp hoặc trái cây.

Hãy thử pha nước hoặc trà với chanh để giúp phân hủy chất nhầy trên đường hô hấp tốt hơn. Thêm các lát chanh vào nước hoặc vắt một ít nước cốt chanh vào ly cũng là cách điều trị ho có đờm đơn giản không cần dùng thuốc.

Nước ấm có thể giúp làm sạch cổ họng và phá vỡ chất nhầy. Điều này là nhờ vào hơi nóng sẽ làm mềm và loãng chất nhầy, giúp tình trạng ứ đờm trong cổ họng sẽ thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Trong đó, trà gừng là thức uống phổ biến giúp giảm ngứa cổ họng, ho và tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra, nhấm nháp trà chanh với mật ong để làm dịu cổ họng và giảm chất nhầy cũng là một lựa chọn ngon miệng khác. Axit trong nước chanh giúp làm loãng và loại bỏ đờm, trong khi mật ong giúp dịu cổ họng.

Ăn súp nóng hay các món loãng như cháo, canh, hầm trong bữa ăn sẽ giúp làm loãng và phá vỡ chất nhầy. Súp làm ấm chất nhầy, có thể giúp làm loãng chất nhầy để nó trôi đi dễ dàng hơn. Nước dùng cũng có thể giúp làm loãng chất nhầy và thông cổ họng.

Ngoài ra, súp nấu bằng nước luộc gà cũng có thể hoạt động như một chất chống viêm, giúp làm ấm cơ thể và tăng chất lỏng.

Vì sao lại có nhiều đờm

Tránh hút thuốc để tình trạng ứ đờm trong cổ họng không trở nên tồi tệ hơn

Kê cao đầu để chất nhầy không đọng lại trong cổ họng, chảy tự nhiên từ xoang xuống phía sau cổ họng.

  • Tránh thực phẩm gây kích ứng đường tiêu hóa

Ngừng ăn thực phẩm khiến cơ thể dễ mắc chứng trào ngược axit. Bởi tình trạng trào ngược axit có thể khiến chất nhầy đọng lại trong cổ họng. Do đó, nếu thường bị ợ chua hoặc nóng rát trong cổ họng, hãy theo dõi các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng và sau đó tránh ăn những thực phẩm này.

Nguyên nhân phổ biến của trào ngược axit bao gồm tỏi, hành tây, thức ăn cay, caffein, đồ uống có ga, thực phẩm họ cam quýt, hành tây, rượu, bạc hà, các sản phẩm cà chua, sô cô la và thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Hút thuốc có thể làm khô dây thanh quản và niêm mạc đường hô hấp, khiến cơ thể tạo ra nhiều đờm và chất nhờn hơn để khôi phục độ ẩm đã mất. Điều này có thể làm cho tình trạng ứ đờm trong cổ họng càng trở nên tồi tệ hơn.

Vì vậy, tốt nhất là nên ngừng hút thuốc. Ngoài ra, yêu cầu những người khác không hút thuốc xung quanh mình hoặc tránh xa khi họ làm điều đó. Đây cũng là một điều kiện cha mẹ cần lưu tâm khi cần làm loãng đờm cho bé.

  • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng, khói và hóa chất độc hại

Khói sơn, chất tẩy rửa và các hóa chất khác có thể gây kích ứng đường hô hấp. Các tác nhân này có thể kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều chất nhờn hơn.

Vì vậy, phải hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc hóa chất. Nếu phải tiếp xúc với chúng, hãy đeo khẩu trang và di chuyển đến khu vực thông gió càng sớm càng tốt.

Tóm lại, cách tan đờm trong cổ họng là bạn nên thay đổi từ lối sống cho đến chế độ ăn uống hằng ngày để hệ thống miễn dịch được hỗ trợ tốt nhất nhằm chống lại nhiễm trùng một cách tốt nhất. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị đặc hiệu khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý Hô hấp.

Ho có đờm là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi là triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan với tình trạng sức khỏe này. Chúng ta cần biết rõ nguyên nhân dẫn đến ho có đờm kéo dài để có cách điều trị phù hợp, hiệu quả với từng trường hợp.

Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang trán, hốc mũi... Bởi vậy xuất hiện ho có đờm là hậu quả của nhiều bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh khí quản, nhồi máu phổi, viêm phổi, hen phế quản...

Ho có đờm tùy vào tình trạng mà được đánh giá là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Khi triệu chứng ho có đờm kéo dài lâu ngày trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mãn tính.

Đa số tình trạng ho có đờm đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính nhưng do không được điều trị đúng cách và dứt điểm nên tình trạng trở nên xấu và nghiêm trọng hơn. Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi lại là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm như:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Là bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp, nguy cơ ho có đờm lâu ngày sẽ khiến tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính càng trở nên trầm trọng hơn đặc biệt là vào buổi sáng khiến người bệnh khó thở, tức ngực.
  • Bệnh lao phổi: Là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày không khỏi, đôi khi có dấu hiệu ho ra lẫn máu, đau ngực, khó thở. Khi tình trạng trở nên nặng, kéo dài bệnh sẽ biến chứng thành áp xe phổi xuất hiện các ổ mủ tại phổi. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong khó lường.
  • Bệnh giãn phế quản thể ướt: Đây là nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày khiến người bệnh phải thường xuyên khạc nhổ.

Bên cạnh đó, ho có đờm cấp tính thường xảy ra ở người lớn tuổi trong các bệnh cấp tính như cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amidan, viêm xoang...

Vì sao lại có nhiều đờm

Ho có đờm lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Người bệnh ho có đờm không tự ý mua thuốc về điều trị cũng như tự chữa khi không có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị sai cách khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ hô hấp.

Cùng với đó, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt phòng ngừa ho có đờm tái phát bằng cách:

  • Tăng cường thể dục thể thao, tăng sức đề kháng cho cơ thể trước tác nhân gây bệnh cho hệ hô hấp
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung rau xanh, vitamin...

Vì sao lại có nhiều đờm

Tăng cường thể dục thể thao, tăng sức đề kháng cho cơ thể trước tác nhân gây bệnh cho hệ hô hấp

Ho có đờm lâu ngày không khỏi là biểu hiện của rất nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Khi có biểu hiện ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa hô hấp, nội tổng hợp để xác định chính xác nguyên nhân, chỉ định, định hướng điều trị thích hợp, hiệu quả để nhanh chóng chấm dứt tình trạng ho có đờm kéo dài.

Lưu ý không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Điều này có thể khiến cho tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên toàn quốc với đội ngũ bác sĩ đầu ngành và trang thiết bị hiện đại, là địa chỉ được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng trong việc điều trị các bệnh cho trẻ, điển hình như ho có đờm, ho khò khè, sốt cao, viêm phổi, hút mũi cho trẻ không đau trẻ không khóc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân và cách xử lý

Dấu hiệu, cách chăm sóc trẻ em viêm đường hô hấp trên tại nhà

XEM THÊM: