Vì sao lại học hết 13 môn

Nhìn trẻ con bây giờ học hành rất vất vả (đặc biệt giai đoạn cấp 3) cũng giống như bản thân mình ngày xưa, tôi tự hỏi tại sao lại phải học nhiều thế? Có lẽ chỉ vì mục đích cao nhất đó là học để thi đạt điểm cao, để ghi thành tích và có một tấm bằng đi xin việc, nuôi hy vọng thăng tiến. Còn những kiến thức đó có ý nghĩa sát thực với cuộc sống của chúng ta không? Có, nhưng không phải tất cả, còn có nhiều kiến thức ở dạng học để quên:

- Toán học: Trong cuộc sống và trong quá trình lao động kiếm tiền, có bao giờ các bạn phải tính đạo hàm, vi phân, tích phân, tìm quỹ tích, chứng minh bất đẳng thức, khảo sát hàm số... và bạn còn nhớ cách làm không hay quên lâu rồi (có người sẽ dùng nhưng tỷ lệ chắc chỉ 0,01%)?

- Lịch sử: Sau bao nhiêu năm học, liệu bạn có tổng hợp nổi kiến thức lịch sử trong một tờ A4 được không, bạn có nhớ được các triều đại phong kiến ở Việt Nam, có nhớ được chi tiết các trận đánh, có nhớ gì về lịch sử châu Âu...?

- Văn học: Bạn nhớ được gì ngoài một số bài thơ, các nét chính của những tác phẩm mà ta đã học, còn những tiểu tiết, những thủ pháp nghệ thuật... bạn còn nhớ không hay quên sạch rồi?

- Vật lý: Mấy kiến thức như chu kỳ dao động, mạch RLC, vật lý hạt nhân... bạn còn nhớ được không hay chỉ còn lại vài khái niệm cơ bản, và trong cuộc sống bạn có bao giờ phải tính xem có bao nhiêu photon, electron không...?

- Hóa học: Từ khi đi làm đến giờ có bao giờ bạn có phải cân bằng phương trình hóa học, có còn nhớ cách làm, đọc tên hay tính lượng chất thoát ra sau phản ứng hay không? Có lẽ là không, như tôi chắc chỉ nhớ được vài khái niệm về axit, muối, kiềm, mấy kim loại....

>> 'Học sinh Việt phí hoài 12 năm phổ thông vì phải giải toán quá nhiều'

Vì sao lại học hết 13 môn

Vậy tại sao chúng ta lại có một chương trình học phức tạp và chuyên sâu đến thế? Sao chúng ta không dạy học sinh những kiến thức cơ bản, những thứ cần cho cuộc sống, dạy ít mà nhớ lâu còn hơn là dạy nhiều để quên hết. Ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu thì có thể tự tìm tài liệu đọc thêm. Lấy ví dụ như môn lịch sử, chỉ cần tóm tắt lại các nội dung chính ở vài trang rồi truyền đạt để học sinh nhớ được các mốc cơ bản đó, các tiết học trở thành buổi kể chuyện, buổi chiếu phim lịch sử, buổi thảo luận... có phải hay hơn không?

Trong khi đó một người bước chân ra trường đời gặp rất nhiều khó khăn:kỹ năng giao tiếp; kỹ năng trình bày văn bản, email, công văn, giấy tờ hành chính; kiến thức y học, dinh dưỡng, nuôi dạy con cái, kiến thức yêu đương, phòng tránh thai...

Tại sao không dạy học sinh cái chúng cần thay vì dạy thứ mà ta có? Dạy những thứ để học xong rồi quên thì chỉ càng làm phí phạm thời gian, công sức và tiền bạc.

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

Thanh Nam

Vì sao lại học hết 13 môn

Tôi không dùng toánhọcphổ thông dù là thạc sĩ cơ khí

Vì sao lại học hết 13 môn

Họcthế nào đểsinhviên không còn muốn bỏ đạihọc?

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT đã có những chia sẻ với Dân trí như vậy về chuyên môn chương trình giáo dục phổ thông và năng lực của đội ngũ giáo viên trước yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới.

Vì sao lại học hết 13 môn
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành (Ảnh: Moet)

Phóng viên: Thưa ông, từ lâu chúng ta đã rất quen tai với câu "chương trình giáo dục của chúng ta nặng". Là một người làm chuyên môn, ý kiến của ông về điều này?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Đúng là chương trình, bộ SGK hiện hành rất nhiều người, kể cả các chuyên gia phát biểu chương trình Việt Nam nặng hơn so với thế giới. Chúng ta chỉ mới nói chung chung là nặng thôi, nói trẻ con học không có tuổi thơ vì nặng nhưng cần phải biết là nặng cái gì, nặng như thế nào.

Nếu tách từ lõi ra, chương trình của ta so với các nước phương Tây liệt kê ra mình không nhiều hơn, hoặc có chăng thì xê dịch một chút nhưng ở mức tương đương. Khối lượng tương đương nhưng người ta sắp xếp vào cái vali nhẹ nhàng thì mình do xếp không đúng cách nên phải nhét vào thùng carton.

Phóng viên: Ông có thể nói cụ thể hơn về điều này?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Chương trình của chúng ta nặng bởi hai lý do: Trước hết do cách sắp xếp chương trình hiện hành còn cồng kềnh, có sự trùng lặp kiến thức. Trong bản thân một môn từ cấp nọ lên cấp khác còn có sự lặp lại theo hình xoắn ốc. Nhiều kiến thức bên dưới học rồi, lên trên lại học lại.

Chúng ta quá quan tâm đến tính logic hình thành mạch kiến thức. Khi đó, xuất hiện các kiến thức kết nối hàn lâm, vượt quá các yêu cầu cần thiết. Sự trùng lặp giữa môn nọ với môn kia, do quá quan tâm đến logic. Như môn Lý cũng cần điện phân để ghép nối vào, môn hóa cũng cần điện phân để ghép nối, rồi môn công nghệ cũng vậy...

Và cái rất lớn gây nặng thêm đó là cách truyền tải, phương pháp dạy học. Lẽ ra một chủ đề cứ khoán cho giáo viên 3 - 4 tiết, thì chúng ta lại cắt ra yêu cầu dạy chỗ này 1 tiết đầu, cái kia 1 tiết sau, 1 tiết sau nữa... Trong một tiết ấy, giáo viên cũng phải đặt vấn đề, học kiến thức mới, luyện tập, vận dụng... chỉ tầm 10 phút một hoạt động và các tiết sau, cũng chủ đề đó lại lặp lại các hoạt động như vậy.

Vì sao lại học hết 13 môn
Chương trình phổ thông Việt Nam nặng vì sắp xếp và phương pháp dạy học chưa hợp lý (Ảnh minh họa)

Còn một cái nặng nữa là từ bản thân người thầy khi dạy học theo thói quen là dạy những cái gì đã viết trong sách. Dùng SGK soạn giáo án; sách viết để cho người đọc hiểu, GV lại làm động tác là diễn đạt lại những thứ viết trong sách, vô hình chung GV đang chen giữ HS và SGK làm mất năng lực đọc hiểu của người học, tăng tải. Trong khi, điều cần diễn giải là vì sao, như thế nào lại bị xem nhẹ hơn.

Tiếp cận chương trình mới, Bộ quyết tâm thay đổi những hạn chế này. Đặc biệt là việc tập huấn cho giáo viên thay đổi phương pháp, họ đang dần hiểu rõ. Nhưng hiểu rõ là một chuyện nhưng để làm được là chuyện khác. Như lái xe, ai cũng biết đi vào số 1, số 2 thế nào nhưng khi chạy ra đường, chạy "ngọt" là không dễ. Nhưng vì vấp, quệt mà bắt dừng lại thì... mãi mãi sẽ không chạy được xe. Đang từ thói quen này sang thói quen kia chắc chắc giáo viên cần thì giờ, cần sự chuẩn bị thích nghi.

Phóng viên: Về góc độ một người làm công tác chuyên môn, ông có yên tâm về chất lượng đội ngũ trước yêu cầu của chương trình mới? Đây là vấn đề rất nhiều người băn khoăn hiện nay, vậy theo ông làm cách nào để truyền động lực cho người thầy?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Đối với vấn đề đổi mới, về nhận thức, cách thức làm giáo viên họ đã biết. Bộ đã ra 12 tiêu chí để phân tích rút kinh nghiệm dạy học giáo viên đã nắm rất rõ. Về mặt lý thuyết giáo viên đã nắm bắt từ 2014 nhưng về kỹ năng thực hành, tôi nói thật là tôi chưa yên tâm.

Tập huấn trực tiếp không xuể, hiện chúng tôi triển khai phương án tập huấn trên mạng, trao đổi phương pháp dạy học, giáo viên hỏi đáp trực tiếp về hoạt động dạy học, làm bài thu hoạch... để đưa kỹ năng thực hành đến với giáo viên.

Động lực cho giáo viên là một vấn đề lớn. Lương là một phần, cần những chính sách về tiền lương nhưng theo tôi, truyền động lực cho giáo viên lớn nhất chính là ở góc độ quản lý. Bất cứ ở vị trí công tác nào người ta sẽ hoàn thành tốt là nhờ cơ chế quản lý, giám sát sòng phẳng, công bằng, khách quan. Người này phấn đấu hơn là phải được đánh giá hơn thì mới có thể tạo động lực.

Vì sao lại học hết 13 môn
Giáo viên cần được truyền động lực đổi mới trong dạy học

Có những nơi, giáo viên mày mò, cố gắng đổi mới không những không được động viên, được khen mà còn ngược lại thì người thầy sẽ mất động lực. Vai của người hiệu trưởng cực kỳ quan trọng, quản lý trong trường phổ thông phải đảm bảo tính dân chủ. Trong việc này, tất cả mọi người sẽ đều phải nỗ lực.

Phóng viên: Bản thân ông kỳ vọng như thế nào về chương trình và sách giáo khoa mới? Về vấn đề SGK, nhiều ý kiến cũng cho rằng Bộ tham gia biên soạn một bộ SGK sẽ làm mất tính công bằng, bình đẳng trong việc lựa chọn sách.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Điều tôi trăn trở lâu nay là trẻ học kiến thức trong sách nhưng chưa gắn với thực tiễn ngoài đời. Tôi chứng kiến nhiều làng nghề, đời con đời cháu không giỏi bằng đời cha ông, làng nghề không phát triển được. Ví dụ như làng nghề nuôi tằm nhưng trong sách chỉ học... về con sâu. Khi việc học gắn với thực tiễn, SGK phù hợp sẽ có nhiều bạn trẻ ở nhà lao động để phát triển nghề truyền thống. Điều này vừa hướng nghiệp vừa phát triển năng lực người học.

Hiểu đúng phải là một chương trình nhiều SGK chứ không phải nhiều bộ SGK, các cá nhân, tổ chức có thể họ chỉ biên soạn một vài môn, chứ không phải soạn tất cả các môn. Thế nên Quốc hội giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK vì Nghị quyết 88 đã nêu rõ “để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì Bộ tổ chức biên soạn một bộ sách.

Tôi cũng nghe nhiều người nói, nhiều nơi sẽ chọn sách để "đẹp lòng" Bộ. Tuy nhiên, đối với quy trình biên soạn SGK của Bộ vẫn phải có Hội đồng quốc gia thẩm định, những người đáp ứng quy định, một NXB đứng ra tổ chức biên tập, làm bản thảo, đưa ra thẩm định. Tất cả đơn vị, tổ chức, cá nhân nào mà Bộ trưởng đã phê duyệt biên soạn SGK thì đều có thể hiểu là "người của Bộ", sách được thẩm định, được phê duyệt có thể hiểu đó là" sách của Bộ".

Thông tư hướng dẫn chọn SGK của Bộ chắc chắn sẽ phải làm một việc rất quan trọng là lựa chọn vì người học. Giao cho các cơ sở giáo dục quyền lựa chọn sách thực hiện việc dạy học, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh để sao việc chon sách phù hợp và hiệu quả nhất.

Hoài Nam