Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Đây là yêu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Nếu công suất quá thấp sơ với nhu cầu sẽ không đảm bảo sự hoạt động ổn định khi hoạt động tối đa. Hoặc quá thì đôi khi cũng gây lãng phí không cần thiết

Công thức tính đơn giản có thể bám sát theo yêu cầu của những thành phần linh kiện tiêu tốn nhiều điện năng nhất đơn cử như các mẫu card màn hình…

Hoặc có thể theo thao khảo của hai trang uy tín sau :

- https://outervision.com/power-supply-calculator

- https://vn.msi.com/power-supply-calculator

Tất nhiên khuyến nghị nên cộng thêm khoảng 150- 200 W để dành cho nhu cầu nâng cấp hoặc cho các thiết bị phụ kiện: quạt case, đèn led…

Kích thước nguồn máy tính

Yếu tố quan trọng tiếp theo khi mà từ công suất thì sẽ có nhiều lựa chọn được đặt ra. Và sẽ theo nhu cầu, sở thích cũng như điều kiện thực tế của hệ thống máy tính đặt ra mà có nhiều kích thước trongphổ biến nhất là chuẩn ATX, sau đó là các dạng nhỏ gọn cho người dùng cần tiết kiệm không gian là SFX và SFX-L.

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Về cơ bản tiêu chuẩn chính là chiều dài x chiều rộng x chiều cao của nguồn nên sẽ cần đối chiếu theo dạng vỏ máy tính để tránh trường hợp thiếu hụt diện tích

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Hiệu suất chuyển đổi nguồn điện máy tính

Về kỹ thuật thì nguồn máy tính có tác dụng chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) sử dụng hằng ngày thành nguồn điện một chiều (DC) cung cấp cho các linh kiện điện tử trong máy tính. Trong quá trình chuyển đổi sẽ bị thất thoát năng lượng như bị chuyển đổi dang nhiệt năng …

Chính vì thế chuẩn 80 Plus ra đời với tiêu chí là hiệu suất chuyển đổi từ nguồn AC sang DC sẽ đạt được ít nhất 80%. Hiệu suất càng cao thì càng giúp bạn tiết kiệm điện.Có nhiều lựa chọn từ cơ bản đến cao cấp : 80 Plus White đạt 80% tới 80 Plus Titanium có thể đạt tới 90-96%

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Ngoài tiết kiệm điện thì cũng yên tâm hơn về chất lượng các linh kiện bên trong. Vì để đạt được tiêu chuẩn cao thì các linh kiện cũng phải có một chất lượng tương đương nhất đinh

Dạng dây kết nối của nguồn máy tính

Đến từ nhu cầu sử dụng khác biệt của mỗi người dung cũng như sự đa dạng về kết nối của từng hệ thống. Và không thể bỏ qua tính thẩm mỹ mà dây kết nối của nguồn cũng được chia thành ba dạng chính:

Dây kết nối nguồn máy tính Non-modular

-Non-modular: là loại thường gặp nhất, giá rẻ nhất, các đường dây cấp nguồn sẽ được hàn dính liền vào bo mạch trong bộ nguồn

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Dây kết nối nguồn máy tính Full-modular

-Full-modular: thiết kế các lỗ cắm vào bộ nguồn và dây cắm được tách rời riêng biệt. Khi cần dùng tới thì mới cắm => gọn ghẽ dây trong máy nhất

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Dây kết nối nguồn máy tính Semi-modular

Semi-modular: kết hợp 2 loại trên với những dây quan trọng như dây nguồn main, dây CPU, VGA sẽ được hàn, còn lại sẽ là dạng cáp rời.

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Một số cấu hình tham khảo

– Nguồn 300-350W: CPU lõi đơn hoặc lõi kép, 1 thanh RAM, đồ họa tích hợp, 1-2 ổ cứng.

– Nguồn 350-450W: CPU lõi kép, 2 thanh RAM, card đồ họa tầm thấp (không yêu cầu nguồn phụ), 2 ổ cứng.

– Nguồn 500-550W: CPU lõi tứ, 2-4 thanh RAM, card đồ họa tầm trung (yêu cầu một đầu cấp nguồn 6 chân), 2-4 ổ cứng.

– Nguồn 600-750W: CPU lõi tứ, 4 thanh RAM, card đồ họa tầm cao (hai đầu cấp nguồn trở lên), 4 ổ cứng.

Bộ nguồn (PSU) là linh kiện vô cùng quan trọng trong PC. Đây là nơi cung cấp điện cho tất cả các linh kiện bên trong chiếc máy tính của bạn. Khác với CPU hay GPU, để mua bộ nguồn phù hợp với dàn linh kiện mà bạn đã cất công tuyển lựa thì các bạn cần phải biết cách tính công suất sao cho chính xác. Chuyện này chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những bạn mới bước chân vào con đường PC gaming.

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Để cuộc sống của game thủ chúng ta trở nên đơn giản hơn thì các hãng nguồn uy tín có cung cấp công cụ trực tuyến miễn phí, giúp tính toán công suất nguồn và hỗ trợ chọn ra PSU phù hợp với dàn linh kiện trong máy. Nhằm giải thích cặn kẽ hơn cho các bạn dễ hiểu, GVN 360 sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn xài công cụ trực tuyến để tính công suất nguồn sao cho phù hợp nhé.

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Để dễ hình dung hơn thì GVN 360 sẽ chọn Power Supply Calculator của FSP vì nó trực quan, dễ dùng, và được cập nhật đầy đủ các linh kiện phổ biến trên thị trường hiện nay. Trước hết, bạn sẽ cần liệt kê các món linh kiện chính có trong dàn PC mà bạn đang định ráp, bao gồm:

  • CPU
  • GPU (Card đồ họa)
  • RAM
  • Ổ cứng (HDD/SSD)
  • Hệ thống tản nhiệt (Quạt case, tản nhiệt nước, vân vân)

Để sử dụng công cụ Power Supply Calculator, các bạn truy cập tại đây nhé. Sau khi vào trang web thì bạn sẽ thấy giao diện như hình bên trên. Tại mỗi mục, bạn cần chọn đúng với cấu hình mà bạn muốn build nhé. Chi tiết mỗi mục như sau:

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

  • Brand: Chọn hãng Intel hoặc AMD
  • Socket: Chọn loại socket ứng với CPU mà bạn sử dụng
  • Model: Chọn mẫu CPU mà bạn sử dụng
  • Overclocking: Chọn “None” nếu bạn không ép xung, “Lightly Overclocked” nếu ép xung nhẹ, “Heavily Overclocked” nếu ép xung nhiều

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

  • Brand: Chọn hãng Nvidia hoặc AMD
  • Count: Chọn số lượng GPU mà bạn sử dụng
  • Model: Chọn mẫu GPU mà bạn sử dụng
  • Overclocking: Chọn “None” nếu bạn không ép xung, “Lightly Overclocked” nếu ép xung nhẹ, “Heavily Overclocked” nếu ép xung nhiều

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

  • Count: Chọn số lượng thanh RAM mà bạn sử dụng
  • Module: Chọn môđun RAM mà bạn sử dụng (bao gồm dung lượng và thế hệ RAM)

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

  • SATA: Chọn số lượng ổ cứng mà bạn sử dụng (HDD và/hoặc SSD)
  • PATA: Các bạn có thể bỏ qua phần này

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

  • Fans: Chọn số lượng quạt mà bạn sử dụng
  • Water Cooling: Chọn hệ thống tản nhiệt nước mà bạn sử dụng (nếu có), bao gồm số lượng cụm bơm (pump) và quạt (fan)

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Để lấy ví dụ thì GVN 360 bọn mình sẽ build một dàn máy với cấu hình tương đối xịn sò, bao gồm CPU Intel Core i9-12900K và GPU Nvidia GeForce RTX 3080 Ti, cả 2 đều ép xung nhẹ nhàng tình cảm để tăng chút hiệu năng khi chơi game, RAM thì gắn 2 thanh 8 GB DDR4 (tổng là 16 GB), 2 ổ cứng, 3 quạt. Tổng hết mớ này thì công cụ Power Supply Calculator của FSP ước tính là nó sẽ ngốn tầm 765 W.

Cách tính toán chọn bộ nguồn cho máy tính năm 2024

Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý đây chỉ là công suất tối thiểu để hoạt động an toàn mà thôi. Trên thực tế, GVN 360 thường sẽ lấy một bộ nguồn có công suất lớn hơn một chút tầm 100-200 W để an tâm hơn về mặt lâu dài, nhất là khi bạn có ý định ép xung nhiều, nâng cấp phần cứng cao cấp hơn, hoặc gắn thêm đèn đóm, hệ thống tản nhiệt nước các kiểu. Riêng khoản này, công cụ Power Supply Calculator đã làm khá tốt khi tự động đề xuất luôn bộ nguồn FSP DAGGER PRO 850 W, cao hơn con số ước tính phía trên tầm 100 W.

Một bộ nguồn tốt không chỉ đến từ hãng uy tín, đạt chuẩn 80 Plus, trang bị các tính năng bảo vệ, mà nó còn phải có đủ công suất để đáp ứng tốt nhu cầu về điện đóm của dàn linh kiện bên trong máy tính. Cơ bản thì linh kiện càng cao cấp thì nó cũng sẽ ngốn càng nhiều điện. Vì thế nên để bảo vệ những món linh kiện ấy, cũng như giúp chúng hoạt động ổn định nhất có thể thì các bạn nên chú ý về vấn đề công suất của PSU nhé.

Cám ơn các bạn đã theo dõi! Nếu bạn đang có ý định sắm nguồn tốt cũng hoặc ráp luôn cả dàn PC chiến game thì có thể tham khảo tại cửa hàng GearVN nhé!