Cấu trúc gia đình là gì

Nhịp sống thị trường đã và đang tác động mạnh đến gia đình truyền thống của người Việt. Những thay đổi nhìn thấy rõ, nhất là quy mô, cấu trúc gia đình.

Cấu trúc gia đình là gì

Gia đình hạnh phúc. Ảnh: T.T

Đằng sau sự thay đổi đó, gia đình Việt Nam hiện đại đã chứng tỏ được những quan hệ bình đẳng, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Nhưng thực tế cũng đang cho thấy những khủng hoảng, bế tắc do sự suy giảm đạo đức gia phong, thói quen sinh hoạt của gia đình truyền thống bị coi nhẹ.

Con người trở nên mạnh mẽ, chủ động hơn

Có dịp đi cùng với đoàn khảo sát đánh giá thực trạng phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở do ngành văn hóa – thể thao và du lịch tổ chức một số lần, tôi có dịp tiếp cận nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu của Hà Nam. Về cơ bản, những gia đình này đều giữ được nền nếp gia phong, những yếu tố căn bản của gia đình người Việt truyền thống. Trong một mái nhà, nhiều thế hệ cùng sinh sống vui vẻ, hòa thuận, phát triển kinh tế là tấm gương cho cộng đồng dân cư. Cũng có những gia đình, người phụ nữ thay người đàn ông trụ cột gia đình trước đó qua đời, gánh vác và đảm đương vai trò chỉ đạo, điều hành mọi nền nếp sinh hoạt và làm ăn kinh tế của các thành viên một cách ổn thỏa như gia đình bà Phạm Thị Phận ở xã Đức Lý, gia đình bà Đoàn Thị Nguyệt ở xã Nhân Bình (Lý Nhân); gia đình bà Nguyễn Thị Thiệp, xã Vũ Bản (Bình Lục)…

Thế nhưng, những gia đình như vậy hiện còn ít, gia đình trẻ xuất hiện ngày một nhiều hơn. Đó là mô hình gia đình mới, được tách ra từ gia đình lớn. Con cái khi xây dựng gia đình, không ở chung với bố mẹ, ra ở riêng và tạo nên một gia đình mới, để phù hợp với xã hội hiện đại. Ở những gia đình này, người vợ và chồng đều thể hiện quyền bình đẳng hơn, không bị gò bó trước người lớn trong quyết định các vấn đề của bản thân và xã hội. Họ làm chủ cuộc sống của mình.

Chị Trần Thị Phượng, giáo viên Trường Tiểu học Nhân Hòa, huyện Lý Nhân cho biết: Trong nhịp sống bộn bề công việc, người phụ nữ nếu phải gò mình vào những quy định khắt khe của gia đình truyền thống sẽ không phát huy hết khả năng của bản thân, nỗi vất vả không được chia sẻ. Khi có cuộc sống độc lập, họ làm chủ thời gian, làm chủ tiền bạc của mình, làm chủ cả việc nuôi dạy con cái, tránh được những mâu thuẫn gia đình vốn có như mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, mâu thuẫn giữa chị dâu em chồng, mâu thuẫn giữa những nàng dâu… Chị Phượng cũng như nhiều phụ nữ tiêu biểu thành đạt ở một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó luôn cho rằng, nếu phụ nữ không được làm chủ bản thân, không được cùng làm chủ gia đình với chồng, họ không thể thành đạt, không thể được coi trọng. Đàn ông cũng vậy, khi tách khỏi cha mẹ, sống riêng trong gia đình nhỏ của mình, họ được chia sẻ trách nhiệm, tự do trong quyết định công việc và cuộc sống. Nếu ở trong gia đình lớn, dẫu có vợ, có con, họ vẫn phải răm rắp tuân theo những “phán xử” của người lớn hơn họ, tuân thủ những quy định chung được áp dụng cho tất cả thành viên trong sinh hoạt, lao động và tiền bạc… Hầu hết, cấu trúc gia đình truyền thống trong cảm nghĩ của những người hiện đại không phù hợp nữa.

Nhưng dễ rơi vào trạng thái cô đơn

Sự thay đổi trong cấu trúc gia đình của người Việt được đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa cho rằng, nó tác động rất mạnh đến sự thay đổi văn hóa gia đình người Việt truyền thống. Nhà văn Ma Văn Kháng viết một tác phẩm nổi tiếng về gia đình “Mùa lá rụng trong vườn”, ông cho rằng: “Gia đình là hình ảnh một mái nhà chở che, nơi con người trú ngụ, chống trả mọi phong ba, bão táp, nỗi cô đơn, căn bệnh phổ biến của thế giới hiện đại; nơi cân bằng lại xô lệch của cuộc sống con người…”. Gia đình truyền thống và gia đình hiện đại (gia đình có sự thay đổi về cấu trúc) có những điểm khác nhau, nhưng sự tồn tại và phát triển luôn chịu ảnh hưởng của xã hội đương thời. Gia đình là tế bào của xã hội. Vì thế, văn hóa gia đình là một tế bào nhỏ nhất của văn hóa truyền thống. Ở đó, nhiều chuẩn mực và giá trị truyền thống được lưu giữ, chọn lọc và truyền bá, thể hiện hết sức sinh động, sâu sắc trong đời sống hằng ngày. Gia đình Việt Nam thực sự là nơi nuôi dưỡng và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử, làm nên sức mạnh tinh thần và vật chất cho mỗi con người Việt Nam. Vẫn còn khá nhiều người thích quan điểm này và một mực duy trì cấu trúc gia đình truyền thống nhiều thế hệ. Họ cho rằng, những va chạm trong cuộc sống giữa các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ là chuyện cũng xảy ra ở những gia đình chỉ có bố mẹ và con cái. Tuy nhiên, khi sống trong gia đình lớn, con người có trách nhiệm hơn, có sự gắn kết, đoàn tụ hơn. Họ không cảm thấy bị lẻ loi, đơn độc trước sức ép của cuộc sống hiện đại.

Ông Ngô Thừa Chưng, tiểu khu Bình Thắng, thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục) cho rằng: “Tôi thấy những gia đình trẻ hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề xã hội như giáo dục con cái, công việc, kinh tế và cả vấn đề hôn nhân. Phụ nữ làm việc nhiều như đàn ông, lại lo toan chuyện gia đình, con cái, tạo nên một gánh nặng vô cùng lớn với họ. Trong khi nhiều người đàn ông vẫn giữ tư tưởng lo việc lớn, việc nhà thờ ơ. Vậy là cả bố và mẹ đều lăn lộn kiếm tiền, lo cho con học hành, bảo đảm cuộc sống gia đình. Nhưng rồi sự phát triển của xã hội hiện đại nảy sinh các vấn đề tiêu cực: Học sinh đánh nhau. Bố mẹ bỏ nhau. Nhiều gia đình tan vỡ. Những giá trị truyền thống của gia đình lúc này không đủ sức mạnh bảo đảm sự bền vững cho sự tồn tại và phát triển của gia đình. Con người bị trầm cảm vì cô đơn, vì gánh nặng lo toan, vì sức ép công việc… Nếu ở gia đình truyền thống, khi gặp những tình huống này, họ được chia sẻ, động viên và được chung tay giải quyết.

Khi những phân tử của xã hội là con người bị khủng hoảng tinh thần, sức mạnh vật chất cũng khó bảo đảm. Cấu trúc gia đình thay đổi ở xã hội hiện đại còn làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội hệ trọng hơn, trong bài viết này, tôi chỉ xin đề cập một phần nhỏ tác động đến con người.

Cấu trúc hộ gia đình là gì?

- Cấu trúc gia đình là hình thức tổ chức, cơ cấu, quy mô, số lượng, thành phần và mối quan hệ qua lại giữa các thành viên, các thế hệ trong gia đình.

Khái niệm gia đình là gì?

“Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.”

Khái niệm văn hóa gia đình là gì?

Khái niệm văn hoá gia đìnhLà một dạng đặc thù của văn hoá xã hội, bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử mà các thành viên trong gia đình tiếp nhận, ứng xử với nhau trong gia đình và xã hội.

Gia đình gồm ai?

Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị, em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ,...