Chân vịt có ông đạo lưu là gì năm 2024

Biên phòng - Các cửa biển Phước Tỉnh, Bến Đá, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dù không phải là khu vực quân cảng, bãi đà tàu vận tải, tuy nhiên, đi khắp làng chài thường thấy thấp thoáng những chiếc chóng (chân vịt) cao quá đầu người. Các chân vịt này phục vụ cho việc thay mới định kỳ của 1.414 tàu cá làm nghề lưới kéo (giã cào) và nhiều tàu làm nghề thu mua hải sản. Có những lão ngư dân chép miệng cho rằng, chóng càng to thì biển càng cạn kiệt cá.

Chân vịt có ông đạo lưu là gì năm 2024
Những chiếc chân vịt bằng nhôm có đường kính lớn đang được chờ để sửa chữa. Ảnh: Văn Chương

Chóng ngày càng to

Cách đây 5 năm, con đường dọc bến tàu của xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn có những chiếc chân vịt có đường kính khoảng 1,5 mét bỏ chất đống dọc lối đi. Tôi thắc mắc về những chiếc chân vịt cũ bằng đồng, nếu bỏ giữa đường như vậy thì liệu có bị kẻ trộm nẫng đi mất hay không? Ông Hoài, một ngư dân tại địa phương cho biết: “Của gì mà bỏ ngoài đường, nó là thứ chạy mòn cạnh rồi và người ta chờ bán phế liệu. Loại này chạy ráng thì hao dầu, không lợi tổn phí”.

Trả lời thắc mắc: Chân vịt làm gì ảnh hưởng đến tổn phí, các ngư dân cho biết, sau khoảng 3-4 năm, những chiếc chân vịt sẽ bị mòn. Dù quạt trong nước biển, nhưng các cạnh của chân vịt vẫn bị bào mòn khá nhanh. Chân vịt nào chạy 4 năm được xem như đã quá hạn nặng, còn bình quân là 3 năm thay một chiếc chân vịt. Khi các mép chân vịt bị mòn thì tốc độ tàu sẽ bị ì lại, nếu kéo cùng mức ga nhưng tàu vẫn chạy chậm hơn so với chân vịt mới. Khi tàu vượt sóng lớn thì sức rướn yếu hơn trước.

Năm 2022, khi đến cửa biển Phước Tỉnh và Bến Đá, tôi ngạc nhiên khi thấy những chiếc chân vịt có đường kính cực lớn, nằm rải rác trên lối đi, cao tới quá đầu người. Anh Nguyễn Văn Nhân, một thợ máy, là người gốc Quảng Ngãi vào Bến Đá mở tiệm chỉnh chân vịt cho biết, tốc độ phát triển của tàu cá mỗi ngày một lớn, vì vậy, đường kính của chân vịt cũng nâng lên theo. Anh Nhân giới thiệu, chân vịt bằng đồng thau, loại 5 cánh, đường kính 2,95 mét, nặng 1.476kg; chân vịt bằng nhôm, đường kính 2,85 mét, nặng 726kg.

Chân vịt đã được đúc sẵn theo mẫu mã, nhưng tại sao lại phải chỉnh? Trả lời câu hỏi này, anh Nhân cho biết, có chủ tàu làm ăn ế ẩm thì sau 3 năm mang chân vịt đi bù các cạnh, sau đó, sử dụng máy mài để vuốt lại các cạnh cho xuôi nước. Mỗi chân vịt mang đi bù thì chi phí khoảng 25 triệu đồng.

Anh Hoàng, một ngư dân tại địa phương cho biết, giá của mỗi chiếc chân vịt hiện nay được các ngư dân quy ra kg, nếu chân vịt bằng đồng thì cứ lấy giá gần 200.000 đồng nhân tổng trọng lượng; nếu chân vịt bằng nhôm thì lấy giá 130.000 đồng nhân lên tổng trọng lượng.

Cuộc đua làm chóng lớn

Tại bãi đóng tàu ở khu vực Bến Đá, thành phố Vũng Tàu, những chiếc tàu được kéo lên ụ để sửa chữa, sơn sửa và cũng là dịp để phô bày những giàn chân vịt khủng được lắp song song. Đến nhiều vùng biển và có dịp so sánh, điểm khác biệt ở vùng biển này so với các địa phương khác là chân vịt, cánh quạt lớn tới mức choán hết một phần phía sau đuôi tàu.

Ngư dân Nguyễn Hữu Hùng cho biết, tháng 11 đang cao điểm mùa giã cào, vì vậy, phần lớn các tàu cá to nhất đang đánh bắt ngoài khơi, còn tàu đang sửa là tàu thu mua cá nên được lắp chân vịt nhỏ hơn. Tuy nhiên, chân vịt của các con tàu này cũng rất thú vị vì liên quan tới cuộc đua tốc độ.

Chân vịt có ông đạo lưu là gì năm 2024
Tàu vận tải thu mua cá được lắp chân vịt “hàng khủng”. Ảnh: Văn Chương

Tại bãi đóng tàu gần cửa biển Bến Đá, một chiếc tàu được các ngư dân giới thiệu là đóng theo mẫu mã tàu Thái Lan, ca bin tàu lùi sâu về phía sau, boong tàu thoáng và rộng, phần đuôi tàu uốn lên. Con tàu này được lắp cùng một lúc 3 chân vịt (1 chiếc bằng nhôm, 2 chiếc bằng đồng còn mới), vì sức chở trên tàu khoảng 250 tấn cá. Ông Nguyễn Văn Hoàng, một ngư dân tại địa phương cho biết: “Tôi từng được thuê lái tàu thu mua hải sản, lo lắng nhất là tàu chở vài trăm tấn cá và chạy gấp vô bờ. Chỉ cần một sự cố máy móc, tàu trôi nổi ngoài biển thì cá sẽ ươn, nếu tàu ra cứu hộ cũng chỉ nhích vài hải lý/giờ”.

Theo ông Hoàng, những ngư dân tại địa phương nếu có điều kiện thì sắm tàu thu mua hải sản, sau đó sẽ được các chủ vựa thuê ra biển để vận chuyển cá với giá khoảng 1.000 đồng/kg. Theo hợp đồng đó, chủ tàu phải vận chuyển vào bờ trong thời gian sớm nhất, nếu vỡ hợp đồng thì phải bồi thường hàng tỷ đồng, còn nếu chạy chậm quá thì các chủ nậu sẽ thuê tàu vận tải khác. Cũng vì vậy mà cuộc đua chóng lớn để tăng tốc độ luôn bị đẩy lên phía trước.

Lắp chóng làm cầu nối

Ngày cuối năm, nhưng tại các bến tàu vẫn vắng bóng đội tàu 1.414 chiếc làm nghề giã cào xa bờ. Hiện nay, những chiếc tàu này đi một phiên biển kéo dài từ 3-4 tháng, đó là quãng thời gian dài đến kinh khủng của nghề biển. Khi ngư dân cứ phải trụ bám mãi trên biển, không dám chạy ra, chạy vào vì gánh nặng tổn phí, tàu vận tải trở thành cầu nối - chở gạo, lương thực, rau xanh, nhiên liệu, cứ nửa tháng lại tiếp tế cho một tàu. Sau đó, chở cá đi ngược trở về theo hợp đồng với các chủ vựa cá. Để những chuyến đi đó diễn ra nhanh nhất, các chủ tàu bắt tay vào cuộc đua lắp chóng lớn.

Ông Lê Bổn, một thuyền trưởng chuyên chạy tàu vỏ gỗ có chiều dài 25 mét đi thu mua hải sản, khi nghe nói chuyện chóng thì ông nhấp nhổm vào chuyện. Theo ông Bổn, những người chạy tàu thu mua trên biển, ai cũng quan tâm đến độ lớn của chóng vì nó ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của tàu. Mỗi chuyến ra khơi đi thu mua 150-300 tấn cá, tàu vừa đi vừa về, vượt quãng đường khoảng 250 hải lý, với thời gian khoảng 6 ngày. Nếu tàu nào được lắp cả 3 chóng thì thời gian sẽ được rút ngắn khoảng 9-10 giờ. Cá vào bến càng nhanh thì giữ được độ tươi, bán càng có giá.

Ông Bổn cho hay, máy tàu tốt, chóng bự, nhưng cỡ 3 năm thì phải thay mới, vì chóng mòn thì tàu bị ì và hao tốn nhiên liệu. Tàu làm nghề thu mua cá, mỗi khi ra khơi phải chở theo từ 3.000-6.000 cây đá. Chân vịt dưới thân tàu giống như cánh tay quạt nước. Vậy nên cứ tới kỳ mà chưa thấy chủ tàu kéo lên ụ thay chóng mới, thuyền trưởng sẽ nhấp nhổm nói: “Kiếm chóng lợi dầu, rẽ nước đi thôi, tàu chạy chậm khi trở về là mềm hết mấy hầm cá”.