Khái niệm bảo vệ môi trường là gì năm 2024

Pháp luật về bảo vệ môi trường được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm pháp luật về bảo vệ các thành tố tạo nên môi trường sống của con người, như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai, … và các pháp luật điều chỉnh các hoạt động tác động trực tiếp lên môi trường, như Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, Luật Khoáng sản,… cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đầu tiên, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có định nghĩa về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khái niệm bảo vệ môi trường là gì năm 2024

Bảo vệ môi trường là gì? Một số biện pháp bảo vệ môi trường ngày nay? (Hình từ Internet)

Một số biện pháp bảo vệ môi trường ngày nay là gì?

Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ môi trường mà mỗi người có thể thực hiện:

- Giảm thiểu chất thải: Đây là cách quan trọng nhất để bảo vệ môi trường. Chúng ta cần giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường bằng cách sử dụng ít đồ nhựa, tái chế, phân loại rác thải,...

- Tăng cường tái chế và sử dụng sản phẩm tái chế: Tái chế giúp giảm lượng rác thải ra môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Có thể tái chế giấy, nhựa, kim loại, và thủy tinh.

- Sử dụng năng lượng sạch: Năng lượng sạch giúp giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hoặc năng lượng thủy điện.

- Tăng cường trồng cây xanh: Cây xanh giúp thanh lọc không khí, giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan đẹp. Có thể trồng cây xanh trong nhà, trong vườn, hoặc ở các khu vực công cộng.

- Giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại: Hóa chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay cho các sản phẩm có chứa hóa chất độc hại.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách thực hiện các hành vi thân thiện với môi trường trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: Có thể tắt đèn khi ra khỏi phòng, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng túi nilon,...

Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính tham khảo!

Nội dung của chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia cụ thể như sau:

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
1. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là cơ sở để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm:
a) Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu;
b) Các nhiệm vụ;
c) Các giải pháp thực hiện;
d) Chương trình, đề án, dự án trọng điểm;
đ) Kế hoạch, nguồn lực thực hiện.
3. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 30 năm.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.

Theo đó, nội dung của chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được quy định như sau:

- Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu;

- Các nhiệm vụ;

- Các giải pháp thực hiện;

- Chương trình, đề án, dự án trọng điểm;

- Kế hoạch, nguồn lực thực hiện.

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được lập dựa trên căn cứ nào?

Theo Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia cụ thể như sau:

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
1. Căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.
2. Nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, thời kỳ Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
4. Chính phủ quy định việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

Như vậy, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được lập dựa trên căn cứ và pháp luật về quy hoạch như sau:

Khái niệm của bảo vệ môi trường là gì?

Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khái niệm môi trường là gì?

Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, ánh sáng,... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp.

Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ những gì?

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Truyền thông bảo vệ môi trường là gì?

Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các chủ đề môi trường có liên quan, và từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường ...