Chi phí dự phong trong niên độ là gì năm 2024

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 54 quy định về chi phí phải trả và Điều 62 quy định về dự phòng phải trả như sau:

1. Đối với khoản chi phí phải trả

– Là nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn về thời gian phải thanh toán;

– Xác định được chắc chắn số tiền sẽ phải trả;

– Các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

– Trên Báo cáo tài chính, chi phí phải trả là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác.

– Các khoản chi phí phải trả thường là các khoản chi phí như:

– Các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép.

– Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất.

– Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).

– Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán…..

2. Đối với khoản dự phòng phải trả

– Là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể.

– Các khoản dự phòng phải trả khác bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.

  1. Về tính toán và phân bổ chi phí dự phòng (CPDP) vào trong giá dự thầu đối với hợp đồng trọn gói theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT như sau :

Trong chi phí dự phòng của gói thầu/công trình gồm 2 khoản :

1- Là chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, chi phí này được xác định dựa vào chỉ số giá tháng, quý, năm của từng loại công trình được UBND tỉnh công bố. Căn cứ vào tiến độ của dự án nhà thầu tính toán mức độ trượt giá theo chỉ số giá nói trên để phân bổ vào từng công việc trong đơn giá dự thầu (không phải 5% đâu bạn). Giá gói thầu Chủ đầu tư cũng tính toán như vậy để xác định làm cơ sở xét thầu, nếu bạn tính trượt giá cao sẽ vượt giá gói thầu.

2- Chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng: Mức này được quy định 5% giá trị dự toán, tuy nhiên khi nhà thầu tính toán giá dự thầu nếu phát hiện khối lượng tiên lượng mời thầu tính thiếu, được phép lập bảng phụ lục riêng để khi xét thầu Chủ đầu tư sẽ xem xét mức độ chính xác của khối lượng phát sinh do nhà thầu đề xuất. Phần giá trị phát sinh này không đưa vào tính toán xét thầu, tuy nhiên sẽ được đưa vào thương thảo hợp đồng.

Trường hợp có phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng (trong hồ sơ thiết kế không có) theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì chủ đầu tư được phép sử dụng chi phí dự phòng để thanh toán cho nhà thầu. Trường hợp không phát sinh thì đương nhiên nhà thầu sẽ không được thanh toán phần chi phí dự phòng, vì đây là khoản dự phòng cho Chủ đầu tư sử dụng khi có phát sinh.

Dự phòng phí (tiếng Anh: Cost Contingency) được trích lập xuất phát từ sự không trùng khớp giữa năm tài chính và thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Chi phí dự phong trong niên độ là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: baodautu.vn)

Dự phòng phí

Khái niệm

Dự phòng phí trong tiếng Anh là Cost Contingency.

Dự phòng phí là dự phòng nhằm bảo đảm cho những rủi ro và chi phí chung liên quan đến rủi ro chưa xảy ra và có thể xảy ra kể từ ngày khóa sổ niên độ tài chính đến ngày kết thúc kì hạn của các hợp đồng bảo hiểm.

Việc doanh nghiệp bảo hiểm phải lập dự phòng phí xuất phát từ sự không trùng khớp giữa năm tài chính và thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm được kí kết vào bất kì thời gian nào trong năm khi khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm. Trong khi đó, cuối mỗi niên độ, doanh nghiệp buộc phải tiến hành khóa sổ.

Vì vậy, sẽ có một lượng lớn các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực kéo dài sang niên độ tiếp theo. Dự phòng phí được lập để bảo đảm chi trả cho những rủi ro nảy sinh từ những hợp đồng này.

Các phương pháp xác định dự phòng phí

Phương pháp 1/24

Theo phương pháp này, các khoản phí thu trong tháng giả thiết đều được tính vào ngày 15 của tháng. 15 so với 360 ngày trong một năm là 1/24.

Đối với các hợp đồng năm

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 1 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

15 ngày/ 360 ngày = 1/24

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 2 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

3x15 ngày/360 ngày = 3/24

• Tương tự như vậy để tính phí bảo hiểm phải chuyển sang niên độ sau của tháng tiếp theo. Và phí bảo hiểm thu được của 12 tháng phải chuyển sang niên độ sau là:

23x15 ngày/360 ngày = 23/24

Đối với các hợp đồng nửa năm

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 7 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

15 ngày/180 ngày = 2/24

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 8 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

3x15 ngày/180 ngày = 6/24

• Tương tự như vậy để tính phí bảo hiểm phải chuyển sang niên độ sau của tháng tiếp theo. Và phí bảo hiểm thu được của 12 tháng phải chuyển sang niên độ sau là:

11x15 ngày/180 ngày = 22/24

Đối với các hợp đồng quí

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 10 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

15 ngày/90 ngày = 4/24

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 11 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

3x15 ngày/90 ngày = 12/24

• Phí bảo hiểm thu được trong tháng 12 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là:

5x15 ngày/90 ngày = 20/24

Giả sử doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có các hợp đồng năm, nửa năm, và quí thì dự phòng phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải lập vào ngày 31/12 khi khóa sổ niên độ sẽ là:

Dự phòng trích lập vào 31/12

\=

Tổng phí năm của các tháng chuyển sang niên độ sau

Tổng phí nửa năm của các tháng chuyển sang niên độ sau

Tổng phí quí của các tháng chuyển sang niên độ sau

Phương pháp 50%

Giả sử phí bảo hiểm được phân bổ thu đều trong năm. Do đó một nửa phí thu sẽ thuộc niên độ thực hiện và một nửa sẽ phải chuyển sang niên độ sau. Công thức:

Dự phòng trích lập vào 31/12 = 50% Tổng phí năm + (Tổng phí nửa năm + Tổng phí quí)

Qui định lập dự phòng phí ở Việt Nam

Phương pháp trích lập theo tỉ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:

• Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không: Bằng 25% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

• Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: Bằng 50% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải trích lập dự phòng phí cho phần phí giữ lại mà không phải trích lập cho phần phí đã nhượng tái bảo hiểm.

Phương pháp trích lập theo hệ số thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

Các doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp 1/8, 1/24 hoặc phương pháp trích lập dự phòng theo từng ngày.

Chi phí dự phòng của dự án là gì?

Trong ngành xây dựng, chi phí dự phòng là một khoản tiền mà các doanh nghiệp xây dựng thường đưa ra để dự phòng cho các tình huống không mong muốn hoặc không dự kiến có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án xây dựng, được tính sẵn vào dự toán chi phí của công trình.

Chi phí dự phòng rủi ro là gì?

6. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Chi phí kiểm toán độc lập là gì?

Chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán là chi phí thuộc nội dung chi phí khác trong tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh) của dự án, giá trị quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành".

Chi phí dự phòng không vượt quá bao nhiêu?

Thứ hai, dẫu áp dụng công thức nào thì phần trăm chi phí dự phòng không nên vượt quá 5%. Có thể với công trình nhỏ thì 5% không có ảnh hưởng nhưng với công trình lớn hoặc công trình có sự kết hợp của nhiều nhà đầu tư thì 5% cho chi phí dự phòng là rất lớn.