Công ty gây ô nhiễm môi trường thanh hóa năm 2024

Theo nguồn tin của PV, ngày 30/12/2022, PC03 Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận hồ sơ vụ việc từ Cục bảo vệ môi trường miền Bắc – Tổng Cục môi trường (Bộ TN&MT) về việc đổ thải 237 tấn tro, xỉ phát sinh từ hoạt động lò hơi của Công ty TNHH Miza Nghi Sơn (Khu công nghiệp số 5, thuộc Khi khinh tế Nghi Sơn, xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa).

Số tro, xỉ trên được đổ thải ra vườn nhà ông Lê Hồng Lai (tổ dân phố Hải Lâm, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn) và nhà ông Mai Văn Linh (xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn).

Công ty gây ô nhiễm môi trường thanh hóa năm 2024
Khởi tố vụ án "Gây ô nhiễm môi trường" xảy ra tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn. Ảnh Intenet

Sau khi xem xét hồ sơ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa xác định có dấu hiệu tội phạm gây ô nhiễm môi trường và đã ra quyết định số 106/QĐ-CSKT, về việc khởi tố vụ án hình sự “Gây ô nhiễm môi trường” xảy ra tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn để điều tra.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các cá nhân có liên quan để xem xét khởi tố bị can theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Miza Nghi Sơn (địa chỉ tại Khu Công nghiệp số 5 – Khu kinh tế Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vì đã có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

Cụ thể, Công ty TNHH Miza Nghi Sơn đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần.

Căn cứ Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghị định số 45/2022/NĐ-CP) Công ty TNHH Miza Nghi Sơn bị xử phạt 470 triệu đồng.

Ngoài ra, Công ty TNHH Miza Nghi Sơn còn bị xử phạt 70 triệu đồng vì đã thực hiện không đúng một trong các nội dung của giấy phép môi trường theo quy định. Tổng mức phạt mà Công ty TNHH Miza Nghi Sơn phải chịu là gần 558 triệu đồng.

Cụ thể, Công ty này đã thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ. Với vi phạm này, Công ty bị phạt số tiền là 850 triệu, đồng thời bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở đến cuối tháng 1/2024. Công ty phải chi trả kinh phí đo đạc và phân tích mẫu môi trường với số tiền là 13.685.000 đồng.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Cromit Nam Việt còn xây, lắp đặt thiết bị, đường ống, các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường. Với vi phạm này, doanh nghiệp bị phạt 900 triệu đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn đến cuối tháng 1/2024. Công ty phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường với số tiền là 11.155.000 đồng.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, Công ty Cổ phần Cromit Nam Việt xả nước thải có chứa các thông số nguy hại tới môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần trở lên. Với vi phạm này, đơn vị đã bị xử phạt 270 triệu đồng và hình phạt tăng thêm là trên 1 tỷ đồng; đồng thời phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường với số tiền trên 11 triệu đồng.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa, năm 2009 đã có nhiều cơ sở bị xử phạt hành chính vì xả nước thải chưa qua xử lý ra các sông suối. Đáng chú ý là có một số công ty lớn có tên tuổi cũng xả nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Cho đến nay, còn 1 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong danh sách theo QĐ 64/2003/TTg của Thủ tướng Chính phủ là BV đa khoa TP Thanh hóa. Ngoài ra, còn có một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khác dó là: Cty CP mía đường Nông Cống, Nhà máy cồn của Cty CP mía đường Lam Sơn, Nhà may chế biến tinh bột sắn Bá Thước, Cty TNHH Duyệt Cường, Nhà máy bia Nghi Sơn.

Nhức nhối chuyện gây ô nhiễm

Trong những năm qua, Thanh Hóa đã xử lý tương đối nghiêm các doanh nghiệp cố tình gây ô nhiễm. Thế nhưng các công ty xả nước thải sản xuất, sinh hoạt ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng vẫn đang còn. Trong mỗi quyết định xử phạt hành chính đều buộc các công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động kiểm tra những thông số ô nhiễm đặc trưng đối với nước thải. Song nhiều Cty vẫn tiếp tục xả thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc có xây dựng hệ thống nước thải thì chỉ nhằm “đối phó” với đoàn kiểm tra cơ quan chức năng về môi trường. Ông Lê Văn Bình – Phó Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Sở TN&MT Thanh Hóa cho biết: “ Năm 2009, tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định phạt hành chính một số doanh nghiệp, cơ sở xả thải gây ô nhiễm, mức phạt nhiều đơn vị lên đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên mức phạt này chẳng thấm tháp gì so với sự “hưởng lợi” của việc không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nên nhiều công ty đã nhùng nhằng kéo dài thời gian thực hiệnk các biện pháp khắc phục ô nhiễm”. Đáng tiếc nhiều đơn vị có tên tuổi lại xả nước thải, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục đến hàng trăm lần ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ của cộng đồng. Năm 2009, còn 1 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong danh sách theo QĐ 64/2003/TTg của Thủ tướng Chính phủ đó là BV đa khoa TP Thanh hóa. Ngoài ra, còn có một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khác dó là: Cty CP mía đường Nông Cống, Nhà máy cồn của Cty CP mía đường Lam Sơn, Nhà may chế biến tinh bột sắn Bá Thước, Cty TNHH Duyệt Cường, Nhà máy bia Nghi Sơn.

Không khắc phục, buộc ngưng sản xuất

Trao đổi về việc những đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Thanh Hóa, ông Vũ Đình Xinh – Giám đốc Sở TN&MT Thanh hóa thẳng thắn cho biết: “Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật các đơn vị cố tình gây ô nhiễm môi trường. Ngoài xử phạt hành chính, sẽ công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và buộc phải có biện pháp khắc phục. Trường hợp vẫn tiếp tục xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng sẽ bị đình chỉ hoạt động, phải khắc phục xong hậu qủa mới được tiếp tục sản xuất”. Hầu hết nguồn nước thải ở các khu công nghiệp và nhiều công ty đổ về sông Mã, sông Chu (Thanh hóa)… điều này đe doạ rất lớn đến sức khoẻ của hàng triệu người dân. Được biết ngay từ đầu năm 2010, Sở TN&MT Thanh Hóa đã tiếp tục cho kiểm tra các cơ sở nằm trong danh sách, ngày 1/4/2010 Chi cục Bảo vệ môi trường Sở TN&MT Thanh Hóa đã đi kiểm tra Cty giấy Mục Sơn, là doanh nghiệp có trong danh sách QĐ 64/2003/TTg của Thủ tướng Chính phủ, qua kiểm tra Cty đã cho xây dựng hệ thống nước thải đảm bảocác tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của pháp luật và đã được rút khỏi danh sách của QĐ 64. Các Cty TNHH Duyệt Cường, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước, Nhà máy sản xuất cồn của Cty CP mía đường Lam Sơn, Cty CP mía đường Nông Cống… là những doanh nghiệp thải nước sản xuất xả trực tiếp ra sông Mã gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, đến nay cơ bản cũng đã đầu tư xây dựng xong công trình xử lý nước thải và đưa vào vận hành trong tháng 4/2010. Năm 2010, Sở TN&MT Thanh Hóa tiếp tục phối hợp các ngành có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh, tổ chức giám sát ô nhiễm môi trường 100 cơ sở nằm trong danh sách đã được phê duyệt, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh doanh thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tập trung xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương, kiểm tra chặt chẽ tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới trên địa bàn toàn tỉnh yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc luật Bảo vệ môi trường. Ông Vũ Đình Xinh nhấn mạnh: “Những cơ sở này nếu không khắc phục, buộc ngưng sản xuất”./.