Đơn vị đo trọng lượng là gì năm 2024

Đơn vị đo là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Ví dụ:

  • Con đường từ nhà đến trường dài 10 ki-lô-mét (km)
  • Cô gái cao 1 mét 58 (1m58)

Khối lượng trong tiếng Anh được gọi là Mass, là lượng vật chất chứa trong vật đó mà chúng ta cân, đo lường. Người ta thường dùng cân để đo khối lượng của vật.

Ví dụ: Khối lượng bao gạo là lượng gạo có trong bao và bao bì.

Từ 2 khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu, đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để xác định một vật cụ thể. Và tùy theo độ lớn của khối lượng mà chúng ta có thể sử dụng các đơn vị đo khối lượng tương ứng nhằm miêu tả độ nặng của vật đó.

Ví dụ:

  • Khối lượng của cả hành tinh là rất lớn nên thay vì sử dụng các đơn vị đo như Yến, Hg, Kg…. Người ta sẽ sử dụng Tạ hoặc Tấn để nói về khối lượng của nó.
  • Cân nặng của cậu bé là 39 kg và Kg chính là đơn vị đo khối lượng.

Bảng đơn vị đo khối lượng

Như đã nói ở trên, tùy thuộc vào độ lớn khối lượng của một vật mà chúng ta sẽ sử dụng tương ứng các đơn vị đo khối lượng cho phù hợp. Dưới đây là bảng đơn vị đo khối lượng chính xác mà các bạn có thể tham khảo:

.png)

Bảng đơn vị đo khối lượng được thiết lập theo nguyên tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái qua phải. Kilogram (kg) sẽ là đơn vị đo khối lượng trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác hoặc ngược lại.

Trong đó:

  • Tấn là đơn vị đo khối lượng lớn nhất – viết là “tấn” sau số khối lượng.
  • Tạ là đơn vị đo khối lượng lớn thứ 2 – viết là “tạ” sau số khối lượng.
  • Yến là đơn vị đo khối lượng lớn thứ 3 – viết là “yến” sau số khối lượng.
  • Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng trung tâm – viết là “kg” sau số khối lượng.
  • Héc-tô-gam – viết là “hg” sau số khối lượng.
  • Đề-ca-gam – viết là “dag” sau số khối lượng.
  • Gam là đơn vị đo khối lượng nhỏ nhất – viết là “g” sau số khối lượng.

- Để đo khối lượng của các vật nặng hàng chục, hàng trăm hay hàng nghìn ki-lô-gam, người ta thường dùng những đơn vị như: tấn, tạ, yến.

- Để đo khối lượng của các vật nặng hàng chục, hàng trăm hay hàng nghìn gam, người ta thường dùng các đơn vị như: đề-ca-gam, héc-tô-gam, ki-lô-gam.

Cách đổi đơn vị đo khối lượng đơn giản nhất

Để tránh quy đổi nhầm giữa các đơn vị đo khối lượng, chúng ta cần phải nắm chắc cách đổi đơn vị đo khối lượng dưới đây:

Cần lưu ý rằng mỗi đơn vị sẽ lớn gấp 10 lần so với đơn vị đứng liền kề sau nó.

Ví dụ minh họa: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg

Mỗi đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng ngay liền kề trước nó.

Ví dụ minh họa: 1 tạ = 0.1 tấn, 1 dag = 0.1 hg.

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu như sau:

  • Khi đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị đo bé liền kề thì nhân số đo với 10.
  • Khi đổi từ đơn vị đo bé sang đơn vị đo lớn liền kề thì chia số đó cho 10.

Với cách đổi đơn vị đo khối lượng trên, các bạn có thể chuyển đổi từ đơn vị đo khối lượng này sang đơn vị đo khối lượng khác một cách dễ dàng và chính xác nhất.

Một số đơn vị đo khối lượng khác

Thực tế, ngoài những đơn vị đo khối lượng trên, còn có một số đơn vị đo khối lượng khác nhưng không được sử dụng phổ biến tại nước ta như:

Đơn vị Pound

Pound là đơn vị đo trọng lượng thường được sử dụng ở nước Anh và nhiều nước khác - Ký hiệu là lb, lbm, lbs.

  • 1 pound = 0.45359237 kg.
  • 1 pound = 453,5 gram (g).

Đơn vị Ounce

Ounce (viết tắt là oz) là đơn vị đo khối lượng thường được sử dùng tại Mỹ và nhiều nước khác.

  • 1 ounce = 0.02835 kg.
  • 1 ounce = 28.350 g.

Đơn vị Carat

Carat là đơn vị đo khối lượng được sử dụng trong ngành đá quý như đá cẩm thạch, kim cương, đá ruby,…

  • 1 cara = 0.0002 kg.
  • 1 cara = 0,2 g.

Đơn vị Centigram, milligram

Centigram và milligram là 2 đơn vị dùng để đo khối lượng của những vật có kích thước rất nhỏ. Chúng thường được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm.

Trong đó: 1g = 100 centigram = 1000 miligram.

Đơn vị Microgam và nanogam

Microgam (µg) và nanogam (ng) là 2 đơn vị đo khối lượng siêu nhỏ. Trong đó:

  • 1 µg chỉ bằng 0.000001g
  • 1 ng = 1.10-9g.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về các đơn vị đo khối lượng cũng như cách đổi đơn vị đo khối lượng dễ dàng và dễ nhớ nhất. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập, công việc cũng như cuộc sống. Nếu có điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ tận tình nhất!

Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị khối lượng tiêu chuẩn của hệ thống quốc tế (SI) là kilôgam (kg). Kilôgam là 1000 gam (g), lần đầu tiên được xác định vào năm 1795 là một mét khối nước tại điểm nóng chảy của băng.

Đơn vị tính mg kg là gì?

1.3 Một số đơn vị đo khối lượng phổ biến Kilogam (kg): Bằng 1000 gam, là đơn vị khối lượng chính trong hệ thống đo lường quốc tế. Miligam (mg): Bằng 0.001 gam, thường được sử dụng cho các lượng rất nhỏ, như trong y học. Tấn (t): Bằng 1000 kilogam, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp và giao thông vận tải.

Trọng lượng có đơn vị là gì?

Đơn vị của trọng lượng là Newton (N), và để tính trọng lượng của một vật, bạn cần biết khối lượng của nó và gia tốc trọng trường tại vị trí đó. Trong hệ SI, 1 Newton (N) tương đương với lực cần thiết để đẩy một vật có khối lượng 1 kilogram (kg) với gia tốc 1 mét trên giây bình quân vuông (m/s²).

Đơn vị đo khối lượng Hg là gì?

Héctôgam hay hectogram trong Tiếng Anh (ký hiệu là hg) là đơn vị đo khối lượng bằng 100 g và bằng 0,1 kg. Chữ héctô (ký hiệu là h) trong héctômét là tiền tố SI viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lường quốc tế để chỉ rằng đơn vị này nhân cho 100.