Hà nội bao nhiêu ca hôm nay

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (332), Vĩnh Phúc (75), Quảng Trị (72), Yên Bái (60), Quảng Ninh (56), Tuyên Quang (42), Đà Nẵng (40), Nghệ An (39), Phú Thọ (38), Thái Bình (37), Quảng Bình (37), Hải Dương (36), Thái Nguyên (30),

Lào Cai (26), Sơn La (22), Bắc Kạn (19), Hưng Yên (18), Hải Phòng (17), Hà Tĩnh (15), Hòa Bình (15), Quảng Ngãi (14), Cao Bằng (13), Điện Biên (12), Lâm Đồng (11), Hà Giang (11), Hà Nam (9), Thanh Hóa (9), Lạng Sơn (9), TP.HCM (8),

Lai Châu (8), Khánh Hòa (7), Nam Định (7), Bình Phước (6), Phú Yên (5), Ninh Bình (4), Gia Lai (4), Bắc Giang (3), Bình Định (3), Bình Dương (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Thừa Thiên Huế (2), Tây Ninh (1), Cần Thơ (1).

Hà nội bao nhiêu ca hôm nay

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-138), Nghệ An (-43), Hà Nội (-15).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Trị (+66), Quảng Bình (+18), Quảng Ngãi (+14).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 1.553 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.710.066 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.195 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.702.309 ca, trong đó có 9.403.091 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.598.163), TP.HCM (609.184), Nghệ An (484.158), Bắc Giang (387.516), Bình Dương (383.764).

Hà nội bao nhiêu ca hôm nay

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Điều trị:

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 3.862 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.405.908 ca

Số bệnh nhân đang thở oxy là 216 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 171 ca

- Thở oxy dòng cao HFNC: 27 ca

- Thở máy không xâm lấn: 4 ca

- Thở máy xâm lấn: 12 ca

- ECMO: 2 ca

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 22-5 đến 17h30 ngày 23-5 ghi nhận 1 ca tử vong tại Quảng Ninh.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.076 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Xét nghiệm:

Số lượng xét nghiệm từ ngày 27-4-2021 đến nay đã thực hiện 39.507.844 mẫu cho 85.814.565 lượt người.

Trong ngày 22-5 có 35.735 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 219.119.853 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 198.242.952 liều: mũi 1 là 71.472.284 liều; mũi 2 là 68.705.438 liều; mũi 3 là 1.506.133 liều; mũi bổ sung là 15.163.528 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 41.328.874 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 66.695 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là 17.424.430 liều: mũi 1 là 8.926.224 liều; mũi 2 là 8.498.206 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi là 3.452.471 liều: mũi 1 là 3.423.350 liều; mũi 2 là 29.121 liều.

Hà nội bao nhiêu ca hôm nay
Tin COVID-19 chiều 22-5: 21 tỉnh thành không ghi nhận ca mới, TP.HCM chỉ có 12 ca

TTO - Bản tin chiều 22-5 của Bộ Y tế cho biết tại 42 tỉnh thành ghi nhận 1.319 ca mắc COVID-19 mới, đây là số mắc thấp nhất tính từ tháng 7-2021.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 17/3 đến 18h ngày 18/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 23.578 ca COVID-19 (giảm 1.733 ca so với ngày hôm qua). Trong đó có 7.616 ca cộng đồng và 15.962 ca đã cách ly. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp, Hà Nội có số ca mắc giảm.

Cụ thể, 23.578 bệnh nhân phân bố tại 382 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.471), Hoàng Mai (1.356), Nam Từ Liêm (1.259), Mê Linh (1.227), Sóc Sơn (1.218)…

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội, tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là 941.208 ca.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 17/3, Hà Nội có 441.217 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi.

Trong đó, 312 ca điều trị tại khu cách ly, 3.132 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,7% tổng số ca đang điều trị, theo dõi), số còn lại 437.773 người đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm hơn 99%). 

Hôm qua (17/3), Hà Nội ghi nhận 5 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 1.288 người.

Ngoài ra, đến nay, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi ở Hà Nội là 1.278.072 người.

Về công tác tiêm chủng, tính đến hết ngày 17/3, Hà Nội có 80,8% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.

Hà nội bao nhiêu ca hôm nay

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà: Tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân.

Tăng cường giám sát, chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, số ca mắc, số ca nhập viện có chiều hướng giảm trong 7 ngày gần đây. Tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân chuyển tầng điều trị cũng có xu hướng giảm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, cần tăng cường công tác giám sát các chủng virust SARS-CoV-2 trên địa bàn. Giám sát các bệnh nhân để chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện cũng như có giải pháp ứng phó trong tình hình mới.

Để thích ứng với tình hình mới, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân; tăng cường truyền thông, đặc biệt là việc đeo khẩu trang và khử khuẩn, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà…

Các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát bệnh nhân tại địa bàn, trong đó theo dõi bệnh nhân trên phần mềm để kịp thời chuyển tầng với bệnh nhân nặng; tăng cường cấp phát thuốc cho các đối tượng đủ điều kiện; quan tâm phòng, chống dịch bệnh theo mùa để tránh dịch chồng dịch…

Hà nội bao nhiêu ca hôm nay

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng: Thành phố Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều đó cho thấy thành phố Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, Hà Nội đã "mở cửa" trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt nhưng bảo đảm kiểm soát tình hình dịch. 

Vì thế, các quận, huyện cần chủ động hơn nữa trong xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Hà nội bao nhiêu ca hôm nay

Hà Nội mở lại phố đi bộ sau một thời gian đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19.

Lãnh đạo Hà Nội lưu ý các địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các bệnh nhân có bệnh nền, người già, nhóm có nguy cơ cao. đồng thời tiếp tục huy động sự vào cuộc của các tổ hỗ trợ, chăm sóc F0 điều trị tại nhà. Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vaccine bổ sung mũi 3 và kết thúc trong tháng 3/2022.

Liên quan đến vấn đề Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Sở Du lịch chủ động các phương án để bảo đảm đón du khách an toàn, phòng, chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Sở Du lịch cần phối hợp với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông, nhất là trong thời gian diễn ra SEA Games 31. Qua đó, góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch, thu hút du khách quốc tế đến với Hà Nội.

Hà nội bao nhiêu ca hôm nay

Hà Nội mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng, mà có kiểm soát, quản lý hiệu quả.

Mở cửa trở lại không có nghĩa là buông lỏng

Ông Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc thực hiện chữ ký số nhằm hỗ trợ giải quyết thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội cho các F0.

Các đơn vị, địa phương căn cứ các chỉ đạo mới nhất của thành phố tại văn bản số 735/UBND-KGVX ngày 15/3/2022 để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó chú trọng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch.

Theo Phó Chủ tịch Hà Nội, việc thành phố mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng. Mở cửa phải có kiểm soát và quản lý hiệu quả. 

"Công việc sẽ nhiều hơn, trách nhiệm nặng nề hơn, đòi hỏi các địa phương phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu.