Tiết học trong tiếng anh là gì năm 2024

Có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từng “trốn tiết” hay bị “tạch” vài môn khi ngồi trên giảng đường Đại học. Cùng hồi tưởng lại quãng thời gian đó và xem xem chúng màng những cái tên gì trong tiếng Anh nhé! Cut class: Cúp học, trốn tiết Lazy: “I’m gonne cut math…

Có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từng “trốn tiết” hay bị “tạch” vài môn khi ngồi trên giảng đường Đại học. Cùng hồi tưởng lại quãng thời gian đó và xem xem chúng màng những cái tên gì trong tiếng Anh nhé!

Tiết học trong tiếng anh là gì năm 2024

  • Cut class: Cúp học, trốn tiết

Lazy: “I’m gonne cut math class to finish my English essay.”

(Tớ trốn tiết toán để làm xong bài luận tiếng Anh đây)

Iggy: “OK. I’ll tell the professor you’re sick”

(OK, tớ sẽ nói với thầy là cậu bị ốm.)

  • Pop quiz: Kiểm tra bất chợt

Lazzy: “I had a pop quiz in philosophy class today. I was totally unprepared!”

(Tớ đã không học bất kì thứ gì về triết học và kết quả là hôm nay lớp tớ kiểm tra bất chợt môn triết học)

  • Flunk: Tạch, trượt

Iggy: “I’ve flunked international law two times.”

(Tớ đã tạch môn luật quốc tế những 2 lần rồi)

  • Flunked out: Nếu trượt quá nhiều môn thì bạn sẽ có nguy cơ trượt hẳn hoặc thôi học khi đó ta sẽ dùng “Flunked out”
  • Ace a test: Đạt điểm khá cao

Iggy: “How’d you do on the English test?”

(Cậu làm bài kiểm tra tiếng Anh thế nào rồi?)

Lazy: “I aced it!” (Điểm cao lắm!)

  • Drop a class: Bỏ lớp, không học lớp đó nữa

Lazy: “I’m thinking of dropping a class”

(Tớ đang suy nghĩ về việc bỏ lớp này)

  • Hit the books: Học bài

Iggy: “I gotta go hit the books. I have a final exam tomorrow.”

(Mai tớ có một bài kiểm tra cuối kì nên bây giờ tớ phải học bài rồi.)

Khá thú vị và dễ nhớ phải không nào! Hãy ghi nhớ và bổ sung chúng vào kho từ vựng tiếng Anh của bạn nhé!

Thời khóa biểu tiếng Anh là thứ mà nhiều người học tiếng Anh mong muốn tự thiết kế cho mình nhưng chưa biết bắt đầu tạo làm sao cho khoa học và hiệu quả. Chính vì vậy, ở bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu với người học ý nghĩa của thời khóa biểu đối với việc học, cấu trúc của một thời khóa biểu và gợi ý hướng thiết kế cho người học.

Key takeaways

  • Thiết kế thời khóa biểu bằng tiếng Anh đem lại nhiều lợi ích trong việc ôn từ vựng và tạo động lực học.
  • Người học có thể tùy biến thiết kế thời khóa biểu của mình, nhưng trong thời khóa biểu luôn cần có các thứ trong tuần và khoảng trống để điền môn học / hoạt động trong ngày của người học.
  • Có nhiều cách để người học tạo thời khóa biểu như viết tay, thiết kế rồi in ra, hay chỉnh sửa và cập nhật trên file online.

Định nghĩa

Thời khóa biểu ở trường học là lịch trình dùng để bố trí thời gian dạy của giáo viên và thời gian học của học sinh. Khi sử dụng thời khóa biểu, học sinh thường liệt kê thời gian (thứ trong tuần và khung giờ học), tương ứng với 2 trục thời gian là tiết học.

Trong tiếng Anh, thời khóa biểu thường được gọi là timetable (phổ biến hơn ở UK). Ngoài ra, cũng có một từ khác cũng mang nghĩa tương tự, là schedule (phổ biến hơn ở US).

Ví dụ:

  • I didn’t attend the first class, so I don’t know the timetable. Do you have one?

(Tôi không tham gia lớp học đầu tiên, vì vậy tôi không biết thời gian biểu. Bạn có cái nào không?)

  • The first lesson on the timetable for Wednesday morning is Maths.

(Buổi học đầu tiên trong thời gian biểu của buổi sáng thứ Tư là môn Toán.)

  • There is a schedule of talks at the seminar.

(Có lịch nói chuyện tại hội thảo.)

  • The class schedule is available on the bulletin.

(Lịch học có trên bản tin.)

Lợi ích của thời khóa biểu bằng tiếng Anh

Khi bắt đầu học từ vựng về các ngày trong tuần và các môn học bằng tiếng Anh, người học có thể sẽ muốn thử viết thời khóa biểu bằng tiếng Anh thay vì tiếng Việt. Điều này đem đến những lợi ích sau đây:

  • Cải thiện khả năng ghi nhớ vốn từ về ngày trong tuần và môn học bằng tiếng Anh. Việc tiếp xúc hàng ngày sẽ làm danh sách từ vựng hằn sâu trong trí nhớ người học.
  • Tăng cường động lực học tiếng Anh. Việc biết rằng mình có thể sử dụng tiếng Anh vào đời sống hàng ngày sẽ giúp người học cảm thấy học tiếng Anh rất có ích và gần gũi.

Cấu trúc và cách viết thời khóa biểu tiếng Anh

Để tạo một thời khóa biết hiệu quả tương đối đơn giản.

Người học sẽ cần 2 trục:

  • Trục ngang là các thứ trong tuần,
  • Trục dọc là thời gian - có thể chia theo buổi (sáng - chiều - tối) và/hoặc liệt kê khung giờ cụ thể (8:00 - 9:30).

Ở tọa độ trục ngang và trục dọc tương ứng, điền tên của môn học vào.

Để viết được thời khóa biểu bằng tiếng Anh, người học cần trang bị từ vựng về các thứ trong tuần và các môn học và hoạt động trong ngày bằng tiếng Anh.

Có nhiều phương tiện để người học tạo thời khóa biểu - viết tay hoặc tạo file hoặc thiết kế trên Canva.

Nếu muốn tạo file, người học có thể tạo trên Google Docs hoặc Google Sheet là tiện nhất cho việc cập nhật, sửa đổi.

Ngoài ra, người học có thể tham khảo rất nhiều template thời khóa biểu mẫu có trên mạng. Người học hoàn toàn có thể in ra rồi điền hoặc tự chỉnh sửa online.

5 mẫu thời khóa biểu bằng tiếng Anh cho học sinh, sinh viên

Dưới đây là 5 mẫu thời gian biểu bằng tiếng Anh mà người học có thể tham khảo. Hãy lựa chọn thiết kế theo phong cách mà mình yêu thích, để mỗi khi nhìn vào thời gian biểu là cảm thấy có cảm hứng học tập.

Mẫu thiết kế đơn giản trên file Google Docs / Sheet

Rất đơn giản, người học tạo bảng gồm 8 cột, cột đầu tiên dùng để điền khung thời gian. Số hàng tương ứng với số hoạt động của người soạn.

Mon

Tue

Wed

Thu

Fri

Sat

Sun

Morning

Afternoon

Evening

Mẫu thiết kế thời khoá biểu theo phong cách tối giản

Tiết học trong tiếng anh là gì năm 2024

Mẫu thiết kế timetable theo phong cách yêu thiên nhiên (boho)

Tiết học trong tiếng anh là gì năm 2024
Tiết học trong tiếng anh là gì năm 2024

Mẫu thiết kế theo phong cách nhí nhảnh, dễ thương

Tiết học trong tiếng anh là gì năm 2024
Tiết học trong tiếng anh là gì năm 2024

Lưu ý khi viết thời khóa biểu bằng tiếng Anh

Khi thiết kế thời khóa biểu, người viết cần lưu ý thêm một số điều sau đây:

  • Hãy lập thời khóa biểu sớm nhất có thể để đảm bảo sự hệ thống trong hoạt động thường ngày, tránh nhớ nhớ quên quên.
  • Nếu là xây lịch biểu tự học, hãy cân nhắc xem thời gian học tốt nhất của mình là lúc nào (sáng, chiều, tối) và sắp xếp những môn học quan trọng vào khung giờ đó.
  • Có thể sử dụng màu sắc khác nhau để phân chia khung thời gian sáng - chiều - tối để tiết kiệm một cột.
  • Nên lập một thời khóa biểu online để dễ chỉnh sửa.
  • Cam kết với bản thân sẽ duy trì hoạt động đã lên kế hoạch theo lịch biểu.

Tổng kết

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ với người học về cách thiết kế một thời khóa biểu tiếng anh thật khoa học, đẹp mắt, theo phong cách của chính người viết.

Hy vọng sau bài viết này, người viết có thể hiểu được tầm quan trọng của và thiết kế cho mình một thời khóa biểu để tự tạo kỉ luật và cảm hứng học tập.