Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024

Dưới đây là một số theo tác đơn giản nhưng người dùng nên làm để giảm tuyệt đối khả năng lây nhiễm virus máy tính sau khi diệt virus trên máy tính.

Đổi mật khẩu ngay lập tức

Có thể người dùng đã sử dụng chiếc máy vi tính bị nhiễm mã độc để đăng nhập vào email, tài khoản ngân hàng trực tuyến và nhiều loại tài khoản quan trọng khác. Khi bị nhiễm virus, máy tính của hoàn toàn có thể bị keylog, và do đó mật khẩu của người dùng có thể đã bị lộ tới các tổ chức không hợp pháp. Nguy hiểm nhất là để mất mật khẩu email: từ email, tội phạm mạng có thể lần tới các tài khoản khác của người dùng và chiếm giữ các tài khoản này.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024

Sau khi diệt virus trên máy tính, người dùng cần đổi mật khẩu ngay .

Tìm nguồn mã độc

Rõ ràng, mã độc không tự nhiên xuất hiện trên máy vi tính. Nguyên nhân khiến máy tính bị nhiễm virus có thể là do các lỗ hổng phần mềm, hoặc từ chính thói quen sử dụng của người dùng.

Thực tế, số lượng lỗ hổng tiềm năng của Windows rất lớn: có tới hơn 50 định dạng file có thể lây nhiễm virus. Ngay cả những file Word, Excel vô hạn cũng có thể chứa mã độc macro. Nhìn chung, ngay cả khi người dùng đã tuân theo các quy tắc bảo mật quan trọng nhất, người dùng vẫn nên tự hỏi mình những câu hỏi sau:

- Người dùng đã cài phần mềm chống và diệt virus hay chưa? Nếu câu trả lời là 'chưa', người dùng nên cài phần mềm chống virus ngay lập tức. Các sản phẩm chống virus được cài sẵn cùng Windows (như Windows Defender) có kết quả không cao trong các thử nghiệm diệt virus. Người dùng cần một chương trình diệt virus trên máy tính riêng biệt, song cũng không cần tới các bộ ứng dụng bảo mật quá nặng.

- Người dùng có cài Java hay không? Java chứa đầy các lỗ hổng bảo mật. Phần lớn các máy vi tính cài Java đều sử dụng các phiên bản cũ, chứa nhiều lỗ hổng bảo mật, mở cửa cho phép mã độc xâm nhập máy vi tính. Nếu cần Java để chạy các chương trình viết bằng ngôn ngữ này, người dùng cũng nên gỡ plugin Java ra khỏi trình duyệt. Nếu không thực sự cần Java, người dùng nên xóa phần mềm này.

- Plugin trình duyệt của người dùng có được cập nhật hay không? Nên kiểm tra mức độ cập nhật của các plugin trình duyệt một cách thường xuyên trên trang web của Mozilla (có hỗ trợ các trình duyệt khác ngoài Firefox). Nếu phát hiện ra một plugin chưa được cập nhật lên bản mới nhất, nên cập nhật ngay lập tức. Người dùng cũng nên xóa các plugin không cần sử dụng và các plugin cũ kĩ, ví dụ như QuickTime hoặc RealPlayer.

- Hệ điều hành, trình duyệt và các phần mềm khác có cập nhật hay không? Người dùng nên cài đặt các bản cập nhật cho Windows thông qua Windows Update ngay khi chúng được phát hành. Trong trường hợp tốt nhất, nên cài đặt chế độ tự động cập nhật cho Windows, trình duyệt và các phần mềm khác. Các phần mềm chưa được cập nhật sẽ không được vá các lỗ hổng bảo mật nguy hiểm.

Cuối cùng, khi máy tính bị nhiễm virus, người dùng cũng nên theo dõi tình trạng thẻ tín dụng của mình nhằm phát hiện các giao dịch lạ. Mã độc do các nhóm tội phạm có tổ chức phát tán ngày càng nhiều, và thẻ tín dụng đang dần trở thành một mục tiêu phổ biến.

Kiểm tra mã độc đã được loại bỏ hoàn toàn

Một khi đã xâm chiếm được máy vi tính của người dùng, mã độc có khả năng làm được rất nhiều tác vụ nguy hiểm. Ví dụ, chúng có thể cài rootkit để 'ẩn' một cách kỹ lưỡng trên hệ thống. Nhiều loại trojan có thể mở cửa hệ thống để tải về thêm nhiều loại mã độc từ máy chủ tới máy của người dùng.

Nói tóm lại, nếu máy vi tính bị nhiễm mã độc, người dùng phải thực hiện thêm nhiềm bước đảm bảo an toàn. Không nên mặc nhiên coi rằng máy đã 'sạch' sau khi quét virus và loại bỏ thành công. Về mặt lý thuyết, chạy nhiều chương trình quét virus khác nhau sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho máy tính. Người dùng cũng có thể sử dụng các chương trình quét virus nằm ngoài Windows: Các chương trình này có thể phát hiện cả rootkit mà không cần phải chạy trong môi trường Windows.

Thực tế, giải pháp an toàn nhất khi bị nhiễm virus là cài lại toàn bộ Windows (hoặc sử dụng tính năng Refresh – cài lại mà không mất dữ liệu trên Windows 8). Cài lại Windows sẽ rất tốn thời gian, đặc biệt là khi người dùng không biết cách sắp xếp dữ liệu sao lưu của mình một cách khoa học, song cũng là cách duy nhất để chắc chắn rằng Windows (hệ điều hành và các chương trình) của người dùng không còn có mã độc. Tuy vậy, các dữ liệu được giữ lại sau khi cài Windows (ví dụ như dữ liệu trong các phân vùng D:, E:,…) vẫn có thể ẩn chứa virus. Do đó, nên ngay lập tức quét virus trên toàn bộ máy vi tính sau khi cài lại Windows.

Malicious Software hay còn gọi được biết đến với cái tên thân quen là mã độc. Đây là một thành phần phá huỷ hệ thống và lấy cắp thông tin gây nên nhiều hậu quả khó lường. Cùng tìm hiểu mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống ngay dưới bài công nghệ cùng chúng mình nhé!

1. Mã độc là gì?

Mã độc hay phần mềm độc hại (Malicious Software/Malware) là một chương trình được tạo ra và được bí mật chèn vào hệ thống với mục đích phá hoại. Tìm hiểu mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống là điều rất quan trọng. Bởi khi xuất hiện trong hệ thống, chúng sẽ đánh cắp thông tin, làm gián đoạn hay tổn hại tới tính bí mật, tính vẹn toàn cùng tính sẵn sàng trên máy tính nạn nhân.

Mã độc được phân chia thành nhiều loại tuỳ theo chức năng và cách thức lây nhiễm hay phá hoại. Có 7 loại mã độc phổ biến: Virus, Trojan Horse, Ransomware, Worm, Rootkit, Botnet, Biến thể.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Mã độc là gì?

2. Mã độc nguy hiểm như thế nào?

Bất kể người dùng trên thiết bị như máy tính, điện thoại hay các thiết bị IOT sử dụng Internet đều có thể trở thành nạn nhân của mã độc. Chúng có thể làm chậm kết nối, chậm máy và gây ra lỗi trên máy cùng hiển thị thông báo lỗi liên tục. Đồng thời cũng khiến người dùng không thể tắt hay khởi động lại máy tính.

Hơn thế nữa, kẻ có mưu đồ xấu sẽ lợi dụng malware để thu thập thông tin cá nhân, dữ liệu người dùng trên máy tính. Gây tình trạng “cướp trình duyệt” và chuyển hướng người dùng đến những site có chủ đích. Lây nhiễm và sử dụng máy để làm vật chủ để thực hiện nhiều cuộc tấn công khác.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Mã độc nguy hiểm như thế nào?

Ngoài ra, chúng sẽ spam hộp thư đi và đến của người dùng. Dùng những Email mạo danh để gây rắc rối cho người khác. Tệ hơn nữa là cấp quyền kiểm soát toàn bộ tài nguyên hệ thống cho kẻ tấn công. Hoặc xuất hiện những thanh công cụ mới bất thường cùng biểu tượng lạ trên màn hình desktop khiến người dùng tò mò nhấp vào và gây mất dữ liệu.

Vậy những mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống trên máy? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết hơn ở phần tiếp theo nhé.

3. Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống

Chắc chắn, sau khi biết được những tác hại của Malware bạn sẽ thường đi tìm xem những mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống. Dưới đây chúng mình đã tổng hợp tất tần tật chi tiết về các thành phần này. Cùng tham khảo nhé !

3.1. Boot Virus

Boot Virus chính là đáp án cho câu hỏi mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống. Chúng còn được biết đến với tên gọi khác là Virus Boot. Đây là loại Virus lây vào Boot Sector hay Master Boot Record của ổ đĩa cứng.

Mỗi khi máy bị nhiễm khởi động, các Virus Boot sẽ được thi hành trước khi hệ điều hành được nạp lên. Vì vậy chúng sẽ độc lập hoàn toàn với hệ điều hành. Nhược điểm của chúng là khó viết do không thể sử dụng được các dịch vụ, chức năng có sẵn trên hệ điều hành. Đồng thời kích thước cũng bị hạn chế bởi kích thước của các Sector (512Byte/Sec).

Ngày nay chúng ta hầu như không còn tìm thấy B-Virus nào trên máy bởi chúng có tốc độ lây lan rất chậm và không còn phù hợp với thời đại này. Tuy nhiên, nó vẫn là một phần trong lịch sử Virus máy tính.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Boot Virus

3.2. Macro Virus

Macro là một loại Virus lây nhiễm vào những ứng dụng Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Power Point trong Microsoft Office. Những đoạn mã được thiết kế để bổ sung tính năng cho bộ Office gọi chung là Macro. Tính năng của chúng là hỗ trợ ghi lại các thao tác và cho tự động lặp lại nhiều lần với một yêu cầu duy nhất. Trên thực tế thì Macro gần như đã “tuyệt chủng” và không ai sử dụng đến nó nữa.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Macro Virus

3.3. Scripting Virus

Scripting Virus là loại virus được viết bằng các ngôn ngữ kịch bản – Script như JavaScript, BatchScript, VBScript. Chúng thường có đặc điểm dễ viết và dễ cài đặt. Loại Virus này có thể tự lây lan sang các file script khác và thay đổi nội dung các file HTML để chèn thêm các thông tin hay banner quảng cáo. Nhờ Internet mà chúng phát triển ngày càng nhanh chóng hơn.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Scripting Virus

3.4. File Virus

File Virus là một loại Virus chuyên lây vào các file chương trình, chẳng hạn file có phần mở rộng .com, .exe, .dll, .sys, .exe,… Đương nhiên, khi bạn chạy chương trình trên file bị nhiễm đó thì cũng là lúc Virus được kích hoạt và chúng sẽ tiếp tục tìm kiếm các file khác trên máy bạn để lây thêm.

Đặc điểm của loại Virus này là chúng lây rất nhanh và khó diệt hơn so với những con khác do phải chỉnh sửa, cắt bỏ file bị nhiễm. Tuy nhiên hiện tại chúng không còn xuất hiện và lây lan nhiều nữa. Khi chẳng may bị nhiễm, bạn nên dùng phầm mềm diệt vi rút để quét hoặc liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
File Virus

3.5. Trojan Horse

Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống tiếp theo gọi tên Trojan Horse. Tên của loại vi rút này được lấy từ một điển tích cổ trong cuộc chiến với người Troia. Những chiến binh Hy Lạp không thể chiếm được cổng thành nên họ nghĩ ra kế giảng hoà và tặng cho người dân Troia những con ngựa gỗ khổng lồ. Sau khi vào thành, lính Hy Lạp chui ra từ ngựa và họ đánh chiếm thành.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Trojan Horse

Những đoạn mã của Trojan được giấu trong các loại vi rút khác hay các phần mềm máy tính thường để xâm nhập vào máy của nạn nhân. Chúng là một đoạn mã chương trình không có tính chất lây lan và phải sử dụng một phần mềm khác để phát tán. Khi có mặt trên máy tính, nó sẽ ăn cắp thông tin quan trọng như số thẻ tín dụng, mật khẩu,…

Ta có thể chia Trojan làm 3 loại: BackDoor, Adware và Spyware.

3.6. BackDoor

Loại Trojan này khi được cài vào máy sẽ tự động mở ra cổng dịch vụ cho phép các hacker có thể kết nối và điều khiển máy nạn nhân. Từ đó nó sẽ nghe theo mọi mệnh lệnh mà kẻ tấn công đưa ra. Ngoài ra, hacker có thể cài BackDoor lên nhiều máy tính khác nhau để tạo thành mạng lưới Bot Net và thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DoS.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
BackDoor

3.7. Adware và Spyware

Adware và Spyware là một loại Trojan xâm nhập vào máy tính với mục đích làm “gián điệp”. Chúng sẽ cố tình thay đổi trang web hay những tìm kiếm mặc định của người dùng. Hoặc liên tục hiện ra các trang web quảng cáo khi bạn đang lướt web,… Chúng có thể tự cài đặt phần mềm để sao chép lại thao tác bàn phím, từ đó ăn cắp mật khẩu, thông tin cá nhân nạn nhân.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Adware và Spyware

3.8. Worm

Sâu Internet – Worm là đáp án tiếp theo của câu hỏi mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống. Đây là một loại vi rút có sức lây lan nhanh khủng khiếp và phổ biến nhất hiện giờ. Worm là tích hợp từ đặc tính của Trojan cùng với sự lây lan nhanh, rộng khắp.

Ban đầu, Sâu Internet được tạo ra với mục đích phát tán qua thư điện tử Email. Sau khi vào được, chúng sẽ tìm kiếm các địa chỉ cùng danh sách trên thư điện tử của người dùng, mạo danh họ để gửi bản thân chúng qua những địa chỉ vừa tìm.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Worm

Các Email do Sâu tạo ra thường có title giật gân, hấp dẫn hoặc trích dẫn từ một nội dung nào đó ở máy nạn nhân. Điều này giúp chúng trở nên “thật” hơn và dễ dàng lừa được người khác. Và nhờ những Email mạo danh như vậy mà chúng lây lan theo cấp số nhân trên Internet.

Hiện nay, ngoài cách lây lan bằng cách sử dụng Email thì chúng còn sử dụng phương pháp khác là lây qua ổ cứng USB hay dịch vụ gửi tin nhắn. Do USB có kích thước nhỏ, cơ động nhiều người dùng nên đây lại là điểm dừng chân lý tưởng của Worm.

3.9. Rootkit

Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống có mối đe doạ nguy hiểm nhất chính là Rootkit. Chúng không phải là vi rút mà là (một nhóm) phần mềm được sử dụng để che giấu sự tồn tại của bản thân nó và các loại phần mềm độc hại khác.

Rootkit có khả năng ẩn các tiến trình, file và dữ liệu trong Registry với Windows mà hầu như các phần mềm chống vi rút và walmare đều không phát hiện ra. Ngoài ra, chúng có khả năng ghi lại các thông số kết nối mạng và ghi lại các phím bấm. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà có thể tốt hay xấu bởi chúng có thể nghe trộm và bị lợi dụng để che giấu cho phần mềm độc hại khác.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Rootkit

Rootkit được chia làm hai loại chính: một loại hoạt động ở mức ứng dụng và loại còn lại hoạt động trong nhân của hệ điều hành Kernel. Mặc dù xuất hiện khá lâu trên hệ thống Unix thế nhưng chúng nổi tiếng thật sự trên hệ điều hành Windows vào năm 2005 và ngày càng trở nên phổ biến hơn.

3.10. Botnet

Botnet dùng để chỉ máy tính bị nhiễm vi rút và chúng phải chịu sự điều khiển, chi phối từ những Hacker. Những người này sẽ lợi dụng sự sơ hở của những chiếc máy bị nhiễm để thực hiện nhiều hành vi trái đạo đức như: ăn cắp thông tin, phá hoại,…

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Botnet

3.11. Biến thể

Vi rút có thể tạo ra các biến thể của chúng. Nhằm tránh sự phát hiện của các phần mềm diệt vi rút, chúng sẽ thay đổi mã nguồn và thay đổi hành động của chính mình.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Biến thể

3.12. Virus Hoax

Mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống cuối cùng là Virus Hoax. Chúng sẽ tạo nên các cảnh báo giả về vi rút dưới dạng yêu cầu khẩn cấp bảo vệ hệ thống. Mọi người càng gửi thông báo qua Email càng nhiều thì chúng càng có lợi.

Cảnh báo giả tuy không gây nguy hiểm nhưng thư gửi thì có thể chứa mã độc. Nó chỉ dẫn người dùng thiết lập lại hệ điều hành hay xoá file gây nguy hiểm tới hệ thống. Đồng thời chúng gây tốn thời gian và quấy rầy bộ phận hỗ trợ kỹ thuật.

Virus có thể lây nhiễm vào file nào năm 2024
Virus Hoax

4. Kết luận

Sơ lược về “Tìm hiểu mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống” trên hi vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến bạn. Cảm ơn vì bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng mình.

Cập nhật những kiến thức về công nghệ mới nhất thông qua kênh Dchannel của hệ thống Di Động Việt. Và đừng quên ““MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” nhé.

Đặc điểm chung của tất cả các loại virus máy tính là gì?

Đặc điểm của các loại virus máy tính là sẽ thâm nhập vào máy tính bạn qua môi trường internet. Virus có thể ở trong email và tệp đính kèm tin nhắn văn bản, liên kết lừa đảo đính kèm. Do đó bạn nên thận trọng khi lướt web, mở các tệp, liên kết đính kèm email từ người lạ.

Chức năng chính của virus là gì?

Virus máy tính hay còn thường được mọi người gọi là vi rút là những đoạn mã chương trình được thiết kế với mục đích nhằm xâm nhập vào máy tính người dùng từ đó lấy cắp các thông tin các nhân, xóa dữ liệu hay thậm chí là gửi email nặc danh và có thể tự nhân bản và sao chép chính nó vào các chương trình khác.

Virus máy tính được tạo ra từ đâu?

Virus máy tính là một đoạn mã được nhúng trong một chương trình hợp pháp và được tạo ra với khả năng tự sao chép lây nhiễm sang các chương trình khác trên máy tính. Cũng giống như cách con người bị cảm lạnh hoặc cúm, nó có thể nằm im trong hệ thống và được kích hoạt khi bạn ít ngờ tới nhất.

Virus máy tính có khả năng lây truyền như thế nào?

Virus có thể lây lan vào máy tính thông qua USB, điện thoại, các ổ cứng gắn ngoài. Nếu những thiết bị này đã bị nhiễm virus thì máy tính cũng sẽ bị nhiễm virus nếu không có các biện pháp bảo vệ. Lây nhiễm vào các file đính kèm theo thư điện tử.