Cần cù sáng tạo trong lao động là gì

Từ thời tiền sử và sơ sử đến nay, miền Hà Tĩnh đã trải qua biết bao biến thiên và thăng trầm của hàng ngàn, hàng vạn năm lịch sử. Gắn liền với điều kiện tự nhiên thiên tai, lụt bão, gió nóng, đất cằn, sỏi đá... nhưng lịch sử chưa bao giờ nhắc đến chuyện con người nơi đây biết khuất phục trước những hoàn cảnh ấy. Ngược lại, họ đã biết thuận theo tự nhiên, biết cải tạo, khắc phục thiên nhiên; cùng nhau cố kết thành cộng đồng để tìm ra nhiều cách “chống trời”, với quan niệm “biết sự trời mười đời không đói”… Chính trong khó khăn, gian khổ của quá trình sống và lao động; với ý chí, tinh thần mạnh mẽ, mà hun đúc nên đức tính cần cù, sáng tạo của con người miền Hà Tĩnh.

Cần cù sáng tạo trong lao động là gì

Cổ vật rìu đá thời kỳ tiền sử ở Hà Tĩnh. (Lưu trữ tại Bảo tàng Hà Tĩnh) Cần cù và sáng tạo trở thành một trong những giá trị văn hóa tinh thần, là lẽ sống, cội nguồn của những triết lý nhân sinh con người Hà Tĩnh. Truyền thống ấy trong lao động biểu hiện rất đa dạng, phong phú và rõ nét. Đó là công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên; là sự sáng tạo trong chế tác, cải biến công cụ lao động; là việc hình thành và phát minh ra các ngành nghề gắn với từng lợi thế của địa phương; là quá trình sản xuất vật chất phục vụ cuộc sống; là công cuộc xây dựng cộng đồng, xã hội… Và cũng chính từ trong tiến trình ấy, con người Hà Tĩnh đã tiếp tục sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần to lớn khác, tạo nên bản sắc, đặc trưng, cốt cách riêng của mảnh đất và con người nơi đây. Cần cù và sáng tạo - những đức tính gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa vào nhau tạo động lực mạnh mẽ; là dòng chủ lưu xuyên suốt cả không gian và thời gian, hóa thành sức mạnh vật chất để đất và người Hà Tĩnh vượt qua những thử thách, khó khăn vươn tới đỉnh cao. Từ cái buổi đầu “đẻ đất, đẻ nước”, con người Hà Tĩnh đã biết cách chọn đá, đẽo đá chế tác công cụ lao động; biết “thanh xuân hóa” những chiếc rừu đã mòn, đã cũ; biết đúc đồng, đúc sắt; biết trồng lúa nước… Để từ đó hình thành nên làng, nên xóm (có các “kẻ” ở đồng bằng, “nguồn” ở miền núi và “vạn” ở miền biển, vùng sông) của thời vua Hùng dựng nước. Trải hơn một ngàn năm bị cai trị thời Bắc thuộc; gần một thập kỷ đầy biến cố, thăng trầm của các triều đại phong kiến Việt Nam; gần một trăm năm chống thực dân Pháp xâm lược, bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh, điều kiện nào, con người Hà Tĩnh với nền sức sức sống mãnh liệt và tinh thần dân tộc sâu sắc, đã kiên cường, sáng tạo trong chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc; và cần cù, sáng tạo trong xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn. Có một điều rất đặc biệt trở thành bản chất ở con người Hà Tĩnh! Càng trong khó khăn, gian khổ, đức tình cần cù, sáng tạo lại càng được phát huy cao hơn, được nhân lên, được bồi đắp và tỏa sáng. Điều đặc biệt đó càng được thể hiện sâu sắc kể từ ngày Đảng bộ Hà Tĩnh được thành lập (Tháng 3-1930). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bản chất cách mạng và lao động cần cù sáng tạo của con người Hà Tĩnh đã được phát huy đến mức cao độ, trở thành động lực, sức mạnh để Đảng bộ và Nhân dân đấu tranh giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám; xây dựng vùng tự do Hà Tĩnh thành hậu phương vững mạnh toàn diện trong chín năm kháng chiến chống Pháp; là tuyến đầu của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam, trực tiếp đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế; cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986, đặc biệt từ ngày tái lập tỉnh Hà Tĩnh, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục mở đường cho truyền thống lao động cần cù sáng tạo, thay đổi cách nghĩ, cách làm để Đảng bộ và Nhân dân khắc phục những khó khăn của những năm đầu mới tách tỉnh, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Cần cù sáng tạo trong lao động là gì

Cần cù, sáng tạo trong lao động biến nông thôn Hà Tĩnh thành những miền quê an lành, đáng sống (Ảnh: Nông thôn mới Hà tĩnh cung cấp)

Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021), với sự cố gắng, quyết tâm; tinh thần lao động cần cù sáng tạo không biết mệt mỏi, Hà Tĩnh “đã đạt được những kết quả có tính lịch sử; từ một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp đã vươn lên đứng trong tốp các tỉnh dẫn đầu khu vực”1. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 95 lần; GRDP bình quân đầu người tăng hơn 100 lần, thu ngân sách nội địa tăng hơn 190 lần; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 giảm còn 3%2; đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân không ngừng được nâng cao. Nhìn những miền quê nông thôn mới đáng sống; những mô hình kinh tế, những cánh đồng rau củ năng suất cao, rợp bóng tốt tươi trên những bãi cát hoang hóa từ lâu đời; những khu kinh tế, khu công nghiệp được đầu tư xây dựng quy mô, hiện đại,… Đó là kết quả của ý Đảng, lòng dân; của ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa và sức mạnh con người Hà Tĩnh, trong đó có sức mạnh của tinh thần lao động cần cù, thông minh và sáng tạo.

Cần cù sáng tạo trong lao động là gì

Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ với mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước (Ảnh: Nguyễn Thanh Hải) Bước vào chặng đường mới, với quyết tâm đến năm 2030 xây dựng Hà Tĩnh “trở thành tỉnh khá”3 của cả nước, hơn bao giờ hết, Hà Tĩnh phải thực hiện bằng được “Triết lý sống giàu sang, biết làm giàu và thích làm giàu trên cơ sở bản sắc nhân văn của con người Hà Tĩnh”4; biết lấy con người làm trung tâm, khoa học - công nghệ là nền tảng, động lực; khơi dậy khát vọng, ý chí, vươn tới đích cao, vươn lên hiện tại; tinh thần lao động cần cù, đổi mới sáng tạo… Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

1,2,3 Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Kỷ yếu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Tĩnh - năm 2021, tr.61,61,95.

Cần cù sáng tạo trong lao động có ý nghĩa gì?

+ Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Sự sáng tạo trong lao động là gì?

Lao động sáng tạo là một hình thức lao động có sự kết hợp của hoạt động trí óc để suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên không quản ngại điều gì dưới đây?

  1. Mưa, nắng thất thường. Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không quản ngại khó khăn, gian khổ.

Thế nào là lao động cần cù sáng tạo cho ví dụ?

- Những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động: + Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em,… + Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao.