That of nghĩa là gì

Demisexuality là cụm từ dùng để chỉ những người á tính luyến ái. Các xu hướng tính dục phổ biến khác như lưỡng tính, đồng tính hay toàn tính chỉ giới tính của đối tượng khiến bạn hứng thú về mặt tình cảm hay tình dục. Trong khi đó, thuật ngữ á tính lại tập trung vào bản chất mối quan hệ giữa hai người chứ không nhắm tới giới tính của đối phương. Một người á tính chỉ trải qua sự hấp dẫn về tình dục khi họ cảm thấy có mối ràng buộc tình cảm thực sự với một người khác. Ví dụ, họ có thể không cảm thấy bị thu hút tình dục bởi một người mà họ ngẫu nhiên nhìn thấy ở quán cà phê, nhưng nếu họ bắt đầu nói chuyện với người đó và hình thành mối liên hệ tình cảm, thì họ có thể bị thu hút tình dục theo thời gian.

Thật khó để trả lời vì sao bị Demisexuality? Bởi Demisexuality là một dạng vô tính, trong đó một người không nảy sinh cảm xúc lãng mạn với một người nào đó cho đến khi một mối quan hệ tình cảm bền chặt đã được xây dựng. Sự gắn bó lãng mạn có thể không liên quan đến quan hệ tình dục hoặc nó có thể liên quan đến tình dục như một phương tiện để tăng cường mối liên kết tình cảm. Demisexual có thể coi mình là dị tính, lưỡng tính, đồng tính nam, đồng tính nữ, đa tính hoặc lưỡng tính. Về giới tính, một người á tính có thể là nam, nữ hay người vô tính.

  • Á tính không có nghĩa là bạn quá thận trọng hay sợ hãi tình dục. Những người á tính chỉ đơn giản là không cảm thấy hấp dẫn tình dục với những người lạ.
  • Demisexuality cũng không liên quan đến niềm tin đạo đức hoặc tôn giáo về tình dục. Á tính chính là một xu hướng tình dục, không phải là một sự lựa chọn.
  • Người ta cũng lầm tưởng rằng những người á tính có xu hướng tình dục thấp. Thực tế, khi những người á tính đang trong một mối quan hệ tình dục, họ sẽ có những mức độ ham muốn tình dục khác nhau. Một số người có thể quan hệ tình dục thường xuyên, trong khi những người khác có thể không. Demisexuality chỉ đề cập đến kiểu hấp dẫn mà người đó cảm thấy chứ không phải mức độ thường xuyên mà họ quan hệ tình dục.
  • Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng những người á tính cần phải yêu một ai đó để cảm thấy hấp dẫn về mặt tình dục. Những người á tính luyến ái đòi hỏi sự kết nối, nhưng đối với nhiều người đó có thể là tình bạn thân thiết hoặc một kiểu quan hệ phi lãng mạn khác.
  • Nếu bạn chọn chỉ quan hệ tình dục với những người mà bạn đã biết từ lâu hoặc có mối quan hệ thân thiết thì bạn không nhất thiết phải là người á tính. Hầu hết chúng ta có thể cảm thấy bị thu hút bởi một vài người khác nhau tại bất kỳ thời điểm nào, bất kể mối quan hệ tình cảm hay mức độ quen biết. Mong muốn quan hệ tình dục với người khác của một người không nhất thiết chỉ giới hạn ở những người mà họ biết rõ. Mặc dù một số người có thể chỉ chọn quan hệ tình dục trong một mối quan hệ đã được thiết lập, những người khác có thể mong muốn được quan hệ tình dục với người mà họ mới gặp. Cả hai cách tiếp cận này là hoàn toàn bình thường.

Tóm lại, người á tính luyến ái chỉ cảm thấy bị thu hút về mặt tình dục với người mà họ đã có mối quan hệ tình cảm hoặc hiểu biết rõ về đối phương. Họ có thể là đồng tính nam, đồng tính nữ, vô tính hoặc lưỡng tính. Người á tính luyến ái không cảm thấy sự thu hút trong lần gặp gỡ đầu tiên. Họ chỉ cảm thấy hấp dẫn sau khi quen biết ai đó một thời gian. Nếu bạn là người á tính, bạn có thể cảm thấy mình giống như một “kẻ kỳ quặc” trên thế giới, nhưng chắc chắn bạn không đơn độc. Hãy sống thật với chính mình và đừng lo sợ ánh nhìn của người khác.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Trong cuộc sống, ta thường bắt gặp các cặp từ trái nghĩa trong đối thoại thường ngày hoặc trong các văn bản. Từ trái nghĩa, cặp từ trái nghĩa có tính ứng dụng rất cao trong văn nói, văn viết. Vậy, từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên, chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh các khái niệm. Có rất nhiều từ trái nghĩa, ví dụ như: cao - thấp, trái - phải, trắng - đen,... Diễn tả các sự vật sự việc khác nhau chính là đem đến sự so sánh rõ rệt và sắc nét  nhất cho người đọc, người nghe.

Tuy nhiên, đối với những từ ngữ có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa, ví dụ: bé - xinh, đẹp - lười, mạnh - ngoan,...

Có thể thấy các cặp từ này tuy có vẻ đối lập nhau, song lại không có mối quan hệ tương liên, do vậy không được xác định là cặp từ trái nghĩa.

 

1.2. Phân loại từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa thường được chia thành 2 loại: từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

- Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ mang nghĩa đối lập nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

- Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

 

1.3. Tác dụng của từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, giao tiếp hàng ngày, đồng thời đặc biệt có ứng dụng trong các văn bản với các tác dụng sau đây:

  • Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau.

  • Từ trái nghĩa là một yếu tố quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

  • Nó giúp làm nổi bật những nội dung chính mà tác giả, người viết muốn đề cập đến.

  • Giúp thể hiện tình cảm, tâm trạng, sự đánh giá, nhận xét về sự vật, sự việc.

  • Có thể sử dụng cặp từ trái nghĩa để làm chủ đề chính cho tác phẩm, đoạn văn đó.

  • Đây là một biện pháp nghệ thuật mà khi viết văn nghị luận, văn chứng minh chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.

 

2. Một số loại từ đặc biệt trong tiếng Việt

2.1. Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc chỉ gần giống nhau.

Từ đồng nghĩa thường được chia làm 2 loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Trong đó:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: được gọi là những từ đồng nghĩa mang đặc điểm nghĩa hoàn toàn giống nhau và trong một câu hay một đoạn văn vẫn có thể thay thế cho nhau.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đây là các từ có các nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc có những cách thức riêng hay hành động khác nhau.

 

2.2. Từ đồng âm

Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau. 

Trong văn học, đặc biệt là văn học dân gian, từ đồng âm được sử dụng rất phổ biến. Người xưa thường sử dụng từ đồng âm rất nhiều khi chế thơ với mục đích chủ yếu là chơi chữ. Dựa vào hiện tượng đồng âm, chúng ta sẽ tạo ra được các câu nói mang nhiều nghĩa, đem lại sự bất ngờ và thu hút người đọc, người nghe nhiều hơn. Có thể nói, sử dụng từ đồng âm giúp nhấn mạnh nội dung câu, tạo hiệu quả nghệ thuật cao cho sự diễn đạt, tạo sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, hoặc đôi khi là hài hước, châm biếm.

 

2.3. Từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Đây là hiện tượng có thể thấy được ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Trong tiếng Việt, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Nói cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.

Nguyên nhân tồn tại của từ nhiều nghĩa là do số lượng từ nhiều, trong khi số lượng khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau nhưng không giống hệt nhau. Hiện tượng từ nhiều nghĩa tồn tại cả ở thực từ và hư từ, mặc dù hư từ là các từ: do, bởi, vì, mà,... là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa. Đồng thời, từ nhiều nghĩa cũng xuất hiện do thực tế giao tiếp, để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội cũng như nhằm đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người. Để gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới thì ngoài cách tạo ra những từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa. 

 

3. Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc và đặt câu với từ trái nghĩa với từ hạnh phúc

3.1. Nghĩa của từ hạnh phúc

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thỏa mãn, hài lòng, và sự đủ đầy. Khi mà hạnh phúc mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau, nó thường được mô tả với sự liên quan về cảm xúc tích cực và sự thỏa mãn trong cuộc sống. Khi mọi người nói về sự hạnh phúc, họ có thể nói về cảm nhận của bản thân trong thời điểm hiện tại, hoặc sự đề cập chung hơn về cách họ cảm nhận về cuộc sống nói chung.

Vì hạnh phúc thường là một thuật ngữ được định nghĩa rộng rãi, các nhà tâm lý học và các nhà xã hội học khác thường sử dụng thuật ngữ “hạnh phúc chủ quan” khi nói về cảm xúc này. Đúng như cách gọi, hạnh phúc chủ quan có xu hướng tập trung vào cảm xúc cá nhân nói chung về cuộc sống của họ vào thời điểm hiện tại. 

Hai thành phần chính của hạnh phúc là:

- Sự cân bằng của cảm xúc: Mọi người đều trải qua những xúc cảm, tâm trạng tích cực lẫn tiêu cực. Hạnh phúc thường liên quan tới trải nghiệm tích cực hơn là cảm giác tiêu cực.

- Sự hài lòng trong cuộc sống: điều này liên quan đến mức độ cảm thấy thỏa mãn của bạn tới đâu trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống bao gồm các mối quan hệ, công việc, thành tích và những thứ khác mà bạn cho là quan trọng.

 

3.2. Các từ trái nghĩa với từ hạnh phúc

Một số từ trái nghĩa với từ hạnh phúc là:

  • Khổ cực

  • Khổ đau

  • Khốn khổ

  • Đau khổ

  • Bất hạnh

  • Cơ cực

  • Tuyệt vọng

  • Đau buồn

  • Sầu thảm

  • Bi thảm

  • ...

 

3.3. Đặt câu với từ trái nghĩa với từ hạnh phúc

1. Nhìn người phụ nữ khổ cực ấy, tôi lại thấy thương cho số phận của bà, đã nghèo nay vì thiên tai mà càng nghèo hơn.

2. Nếu con người ta cứ đắm chìm mãi trong khổ đau thì biết bao giờ cuộc sống mới tốt lên được.

3. Những con người khốn khổ ấy, họ đói và rét, phải lê từng bước xin ăn trong những ngày đông lạnh lẽo này.

4. Đừng oán trách gì anh ấy nữa, anh ấy đã đau khổ lắm rồi.

5. Gần về những ngày cuối đời, bà cụ Loan lại nhớ về đứa con bất hạnh đã bị ruồng rẫy, rồi chết yểu của mình.

6. Cứ để đứa bé đi theo hai vợ chồng anh chị, rồi sống một đời cơ cực mãi hay sao.

7. Lan đã đi đến bước đường cùng, cô hoàn toàn tuyệt vọng, cuộc sống của cô nay chẳng còn niềm vui gì nữa.

8. Từ ngày anh nhà mất, chị ấy cứ đau buồn mãi, chẳng thiết ăn uống gì.

9. Trước cảnh nước mất nhà tan, dù có làm thêm bao nhiêu bài thơ sầu thảm thì cũng có ích gì.

10. Trước tình cảnh bi thảm này, tôi cũng chẳng làm gì hơn được.

Trong bài viết trên, Luật Minh Khuê đã chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin về Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc là gì? Đặt câu với từ trái nghĩa với hạnh phúc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Luật Minh Khuê xin cảm ơn!