Cách viết văn hay do các bạn học sinh gioi năm 2024

Thầy cô giáo dạy Ngữ văn thường khuyến khích học sinh tham khảo các bài văn mẫu. Tuy nhiên, chuyện học sinh bị “trật tủ” trong các kỳ thi là khá phổ biến do học thuộc văn mẫu. Chỉ cần đề thi thay đổi một chút yêu cầu thì học sinh lúng túng hoặc làm lạc đề, thậm chí có những em ngồi chép lại đề để không phải bỏ giấy trắng.

Cách viết văn hay do các bạn học sinh gioi năm 2024
Những cuốn sách tham khảo Ngữ văn lớp 8. Ảnh: newshop.vn

Em Lê Đăng Quốc, học sinh lớp 11, Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Sơn Trà) kể: “Lúc ôn thi vào lớp 10, em học tủ một số bài văn mẫu vì nghĩ rằng đây là những bài văn hay, sẽ dễ đạt điểm cao nếu mình học thuộc rồi vào đó chép lại. Nhưng em thấy rằng chỉ cần đề ra “mẹo” một chút thì em rất khó để thoát ra những bài văn mẫu đã học thuộc để viết theo ý mình. Ngoài lý do bị ảnh hưởng tâm lý, em còn bị phụ thuộc quá nhiều vào bài văn mẫu, nên bài thi cũng chỉ đạt điểm trên trung bình”.

Ở bậc THPT, do khối lượng kiến thức nhiều, không thể học thuộc văn mẫu nữa, Quốc bắt đầu thay đổi cách học.“Em đọc tham khảo các bài văn mẫu và nhớ ý rồi diễn đạt lại theo cách của mình. Dù chỉ đạt điểm khá môn Văn nhưng em thấy học Văn như thế rất thú vị, em viết bài nhanh hơn”, Quốc cho biết.

Đinh Văn Tiên Sơn, cựu học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh đoạt giải Nhất môn Ngữ văn kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 thành phố Đà Nẵng năm học 2020-2021 cho rằng, văn mẫu là nguồn kiến thức thú vị để tham khảo và trau dồi thêm, mỗi quyển sách tham khảo cho mình khía cạnh riêng của người viết ra.

Chia sẻ về kinh nghiệm trong tiếp cận với sách tham khảo môn Văn, Sơn cho biết: “Trong quá trình học môn Văn, em thường tham khảo thêm những dẫn chứng, cách lập luận. Lúc chọn văn mẫu, nên lựa những quyển sách của các nhà xuất bản uy tín hoặc của các thầy cô nổi tiếng chứ không nên lựa những quyển sách đại trà”.

Thầy Nguyễn Đình Hòa, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Trần Phú nhận xét: “Có nhiều học sinh lệ thuộc văn mẫu đến mức cứ nhắc đến tác phẩm nào thì tìm những bài phân tích sẵn rồi chép chứ không quan tâm đến câu lệnh của đề bài, cũng không đọc thử nội dung. Những bài làm này đều nhận được lời phê “không bám sát yêu cầu của đề” hay nặng hơn là “lạc đề” và không thể vượt quá điểm trung bình”.

Theo thầy Hòa, có những em học thuộc văn mẫu rồi chép nên khi phân tích tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) vẫn đưa chi tiết mua hai hào dầu vào bài. Hay khi phân tích Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) vẫn nhắc đến cánh tay trẻ tráng của người lái đò. Những chi tiết này, sách giáo khoa đã lược bỏ. Chấm bài kiểm tra đánh giá thường xuyên của học sinh, chỉ cần giáo viên vào Google tra vài dòng hay nhất trong bài làm là truy được nguồn tham khảo, giáo viên đành ghi vào ô lời phê: “Chép từ trang: http...”.

Lê Minh Bảo Châu, cựu học sinh Trường THPT Trần Phú, đoạt giải Nhất môn Ngữ văn kỳ thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng năm học 2020-2021 cho rằng: “Đọc văn mẫu không hẳn không tốt cho việc học Văn. Cách đọc và mục đích đọc như thế nào mới là điều quan trọng. Đọc để tích lũy thêm một số tri thức, không đọc để tự rập khuôn tư duy và giới hạn sức sáng tạo của bản thân”.

Theo Đinh Văn Tiên Sơn, học sinh nên tập kỹ năng tự diễn đạt khi học môn Văn và nên bắt đầu viết từng đoạn ngắn. “Nếu học thuộc văn mẫu đến mức phụ thuộc, các bạn sẽ rất khó diễn đạt được suy nghĩ của mình. Tập cách tự viết văn, cũng hỗ trợ cho các môn học khác như viết bài thuyết trình, viết tiểu luận. Lên bậc học cao hơn, các bạn khối A nếu không nhuần nhuyễn kỹ năng viết sẽ gặp rất nhiều lúng túng”, Sơn chia sẻ.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT đang đến rất gần, các sĩ tử sinh năm 2004 đang tăng tốc chạy đua với thời gian để chuẩn bị "chinh chiến" tại một trong những kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời.

Năm nào cũng vậy, Ngữ văn là môn luôn khiến nhiều sĩ tử đặt lên bàn cân tranh luận, bởi lượng kiến thức khổng hồ mà các sĩ tử cần phải nắm chắc. Không chỉ thế, đây cũng được coi là một trong những môn khó để có thể đạt được trên điểm 9.

Khó là thế, nhưng dường như lại thật "dễ" đối với các bạn thủ khoa. Hãy cùng Dân trí khám phá những "bí quyết" độc quyền của những thủ khoa đầu vào các trường đại học.

Phân bổ thời gian học tập hợp lý để "nắm đằng chuôi"

Lô Thị Hoàng Kim (SN 2003), thủ khoa đầu vào của Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh rằng phân bổ thời gian biểu một cách hợp lý là đã "nắm đằng chuôi" môn thi này. Trong kỳ thi trước, cô đã đạt được mức điểm 28,75, trong đó Ngữ Văn đạt 9,5 điểm. Hiện cô bạn này là sinh viên năm nhất ngành Hàn Quốc học.

Cách viết văn hay do các bạn học sinh gioi năm 2024

Hoàng Kim cho rằng phân bổ thời gian biểu một cách hợp lý là cách "nắm đằng chuôi" môn Ngữ văn (Ảnh: NVCC).

Trong khi đó, Phan Thị Hương (SN 2003), hiện theo học ngành Báo chí tại Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (với điểm thi đại học khối C00 là 28,75, trong đó Văn 9,25) chia sẻ: "Đối với giai đoạn nước rút, mỗi ngày mình sẽ dành 3-4 giờ để học văn. Tuy nhiên, tùy vào tình hình sức khỏe và lý do khách quan, mình sẽ linh động cho thời gian học tập".

Hương sử dụng 3-4 giờ học một cách năng suất và hiệu quả nhất có thể: một giờ hệ thống lại kiến thức cơ bản và đọc một số kiến thức về lí luận văn học. Khi phát hiện hổng kiến thức ở đâu thì bổ sung ngay. 2-3 giờ để làm đề bài giống cấu trúc của bộ và dành thời gian còn lại để sửa đề. Thường thời gian này sẽ được làm vào buổi sáng - buổi thi của môn văn để não bộ làm quen với thời gian và môn học để ngày thi chính thức có thể phát huy đúng khả năng của mình.

"Tuy nhiên, mình sẽ không học quá nhiều vào giai đoạn này để tránh gây áp lực và nhiễu loạn kiến thức, ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như sức khỏe", Hương chia sẻ thêm.

Cách viết văn hay do các bạn học sinh gioi năm 2024

Hương cho biết, tùy vào tình hình sức khỏe và lý do khách quan sẽ linh động cho thời gian học tập (Ảnh: NVCC).

Theo Hương, cách học môn Văn là cả một quá trình dài mà bản thân tích lũy được. Khi còn ở cấp THCS, cô đã tham gia đội tuyển học sinh giỏi Văn và đã trang bị được một nền tảng khá vững chắc về môn văn. Bên cạnh đó Hương cũng có niềm đam mê với bộ môn này nên quá trình học tập không gặp quá nhiều khó khăn.

Cô cũng không luyện quá nhiều đề một ngày và cũng không phải chỉ tập trung luyện đề mà quên mất nên củng cố kiến thức cơ bản và đọc thêm sách về văn học cũng như lí luận văn học.

Không học tủ, học bằng cách ghi lại các luận điểm chính

Theo Hoàng Kim, phương pháp học tập là vô cùng cần thiết để có thể làm chủ được kiến thức. Để không bị chệch ra khỏi quỹ đạo của môn học mà ôn lan man, không đúng trọng tâm, trước mỗi bài học Kim sẽ dành thời gian để chuẩn bị bài, đọc - hiểu tác phẩm, bao gồm các kiến thức về tác giả, phong cách nghệ thuật, tác phẩm, hoàn cảnh xuất xứ, nội dung chính của tác phẩm. Kim nhận thấy điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về tác phẩm sẽ học.

Sau đó, Kim cảm nhận tác phẩm bằng cách chia nhỏ tác phẩm để phân tích về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị, thông điệp tác giả muốn truyền tải. Đồng thời cô cũng sẽ đọc thêm những bài phân tích, cảm nhận trong sách tham khảo.

"Trong giờ học mình thường tập trung lắng nghe và ghi chép lại bài giảng của cô giáo. Nhờ vào việc đã chuẩn bị bài kỹ trước khi bước vào tiết học nên khi cô giáo giảng bài mình tiếp thu rất nhanh nội dung bài học", Kim bày tỏ.

Đặc biệt, Hoàng Kim nhấn mạnh rằng cần tổng quan và xâu chuỗi lại kiến thức bằng cách ghi lại những luận điểm chính của tác phẩm kết hợp với việc luyện đề. Mỗi tuần cô sẽ dành thời gian để làm thêm từ 2-3 đề thi tốt nghiệp THPT.

Kim Ngân - sinh viên ngành Luật Kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội từng đạt 29,25 điểm tổ hợp khối C00 trong đó điểm Văn 9,5, Sử 10, Địa 9,75 - chia sẻ bí quyết để đạt điểm cao môn Văn là nắm vững kiến thức cơ bản.

"Nhiều bạn có suy nghĩ học tủ, học rất vững một hoặc một số bài để khi thi các bạn viết rất tốt những bài đó nhưng khi đề thi khác thì rất dễ luống cuống. Việc học tủ và học thuộc phân tích một số bài rất nguy hiểm khi đi thi. Vì vậy mình nghĩ các bạn nên học chắc tất cả các tác phẩm, kết hợp với đọc phân tích để biết cách triển khai chứ không nên đọc thuộc phân tích", Ngân nói.

Cách viết văn hay do các bạn học sinh gioi năm 2024
Kim Ngân không khuyến khích việc học lệch, học tủ (Ảnh: NVCC)

"Viết dài, viết dai" không bằng "viết đúng, viết đủ"

Chia sẻ về cách phân bổ thời gian khi làm bài, Hoàng Kim sẽ để dư ra tầm 5-7 phút dành cho việc đọc đề, phân tích đề và khảo lại bài trước khi nộp. Còn đối với từng phần cô thường chia lần lượt là 20-25-65. Cụ thể, 20 phút dành cho đọc hiểu, 25 phút dành cho nghị luận xã hội (NLXH) và 65 phút là thời gian của phần nghị luận văn học (NLVH).

Khi làm bài, Hoàng Kim luôn phân bố thời gian giữa ba câu trong đề thi hợp lý, tránh tình trạng dành quá nhiều thời gian cho câu NLVH mà xem nhẹ câu đọc hiểu và câu NLXH.

"Có thể nói, hai phần này lại là hai phần rất quan trọng và dễ lấy được điểm tối đa hơn so với phần NLVH". Đặc biệt lưu ý đọc kỹ đề, xác định đúng yêu cầu đề đặt ra để tránh tình trạng sai đề, lạc đề.

Cách viết văn hay do các bạn học sinh gioi năm 2024
Hoàng Kim cho rằng, các bạn học sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho câu NLVH mà xem nhẹ câu đọc hiểu và câu NLXH.

Trong phần NLXH, Kim nhấn mạnh cần lập luận chặt chẽ, đặc biệt phải có dẫn chứng hợp lý thuyết phục, đúng vấn đề, không lan man, dài dòng. Còn bài NLVH, ngoài việc hoàn thiện bố cục bài thì chúng ta nên viết thêm phần liên hệ, mở rộng và so sánh để bài viết có tính chuyên sâu hơn. Đặc biệt, kết hợp phân tích cả giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như nêu bật những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Có thể chuẩn bị trước mở bài, kết bài để tránh trường hợp không biết viết mở bài như thế nào.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, Kim Ngân bày tỏ: "Có một sự thật là việc chấm thi THPTQG chủ yếu là chấm ý, vì thế các bạn cần phải rõ ý trước thay vì viết hoa lá, dài dòng". Ở câu đọc hiểu và NLXH nên trả lời trọng tâm, gãy gọn ý để đạt điểm tối đa, tránh lan man, dài dòng mất thời gian. Vì phong cách văn sẽ được chấm ở câu NLVH nên hãy dành thời gian để trau chuốt câu từ bay bổng văn chương nhất ở đây".

Cả Kim Ngân và Hoàng Kim đều khuyến khích bài văn nên viết theo kiểu diễn dịch và viết câu chủ đề ngắn gọn, trúng ý giúp cho bài văn của các bạn mạch lạc và người chấm cũng dễ dàng cho điểm và nên lồng ghép lí luận văn học vào bài và phân tích thêm các chi tiết hay, đặc sắc để bài làm có chiều sâu hơn.

Cách viết văn hay do các bạn học sinh gioi năm 2024

Kim Ngân chia sẻ: "Đừng quá áp lực về điểm số, đừng lo lắng về đề bài dễ hay khó bởi "khó thì khó chung, dễ thì dễ chung" (Ảnh: NVCC).

Không chỉ thế, Ngân còn chỉ rõ những lỗi sai cần tránh để đạt điểm cao môn Văn. Đó là:

+ Viết lan man dài dòng mà không tập trung vào vấn đề chính. Hãy nhớ rằng, một bài văn muốn đạt điểm cao trước hết phải đảm bảo được hai yếu tố: đúng, đủ ý. Để tránh viết lan man, bạn có thể luyện tập bằng cách viết lại những bài dài bằng một bài mới ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý.

+ Quá chú trọng vào câu NLVH mà không quá tập trung cho câu đọc hiểu văn bản và câu NLXH dẫn tới dễ mất điểm ở 2 câu đó.

+ Không phân bố thời gian cho từng câu dẫn tới thiếu thời gian cho câu cuối. Một số bạn vì phân chia không hợp lý nên câu cuối bị thiếu thời gian, làm gấp rút nên bị thiếu các ý.