Đi tiểu ra nhiều bọt là bệnh gì năm 2024

Nước tiểu có bọt thường không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp bọt xuất hiện thường xuyên khi đi tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải các vấn đề như sỏi thận hoặc nhiễm trùng tiểu... Dưới đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu có bọt.

Đi tiểu ra nhiều bọt là bệnh gì năm 2024

Tốc độ đi tiểu

Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của bọt bong bóng trong nước tiểu cho thấy bàng quang đang quá đầy và việc đi vệ sinh sẽ hình thành dòng nước tiểu mạnh và nhanh. Tuy nhiên, các nhà khoa học lý giải tình trạng nổi bong bóng thường không liên tục và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Mất nước

Khi cơ thể mất nước, nước tiểu sẽ ở trạng thái cô đặc. Điều này dẫn đến hiện tượng sủi bọt vì nhiều chất được bài tiết trong một thể tích nước nhỏ. Ngoài ra, nước tiểu cũng trở nên sẫm màu, có mùi nặng hơn vì cơ thể không có đủ chất lỏng để pha loãng hàm lượng protein trong nước tiểu. Nếu phát hiện nước tiểu có bọt kèm các dấu hiệu như như cảm thấy khát nước, khô miệng và môi, hãy bổ sung nước ngay.

Do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể gây bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu, như thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, những người có thói quen dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong một thời gian dài sẽ có triệu chứng nước tiểu nhiều bọt.

Quá nhiều protein trong nước tiểu

Một trong những nguyên nhân chính khiến nước tiểu có bọt là sự hiện diện của protein. Sự tăng cao protein có thể xảy ra sau khi tập thể dục cường độ cao, do người bệnh bổ sung protein dẫn đến dư thừa hoặc là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như các vấn đề về thận, huyết áp cao hoặc tiểu đường không được điều trị.

Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể gây ra tình trạng nước tiểu có bọt vì vi khuẩn cũng ở trong bàng quang. Ngoài nước tiểu có bọt, các triệu chứng khác có thể phát sinh bao gồm đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên và có máu trong nước tiểu.

Vấn đề về thận

Công việc của thận là lọc máu và tạo ra nước tiểu, sau đó loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể. Do đó, bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến chức năng thận (như nhiễm trùng thận, suy thận, huyết áp cao hoặc sỏi thận) đều có thể gây ra nước tiểu có bọt. Nếu nghi ngờ có bất thường ở thận, nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo chỉ định.

Có tinh dịch trong nước tiểu

Nước tiểu có bọt ở nam giới có thể là kết quả của tinh dịch trong nước tiểu. Điều này có thể xảy ra khi một lượng nhỏ tinh dịch đi vào niệu đạo, do viêm tuyến tiền liệt hoặc xuất tinh ngược. Tình trạng này cần được thăm khám và điều trị với bác sĩ tiết niệu.

Hóa chất tẩy rửa nhà vệ sinh

Một số sản phẩm tẩy rửa được sử dụng trong bồn cầu có thể phản ứng với nước tiểu và tạo ra bọt. Điều này không tác động đến sức khỏe./.

Đi tiểu ra nước bọt như bọt bia, lâu tan là dấu hiệu bệnh thận, có đúng không? (Trúc, 33 tuổi, Hà Tĩnh)

Trả lời:

Người bình thường nước tiểu có thể có bọt, tuy nhiên bọt thường mất đi nhanh và lượng bọt còn tùy thuộc vào một số điều kiện như tốc độ đi tiểu, bàng quang quá đầy. Khi đó, bọt chỉ xuất hiện khi dòng chảy nhanh va đập vào bồn cầu. Đôi khi, nước tiểu cũng có thể có bọt khi bị cô đặc hơn, đặc biệt ở người không uống đủ nước hoặc bị mất nước, như sốt, mất nhiều mồ hôi, tiêu chảy...

Chất tẩy rửa toilet có trong trong bồn cầu cũng có thể làm cho nước tiểu có bọt.

Nước tiểu có nhiều bọt, lâu tan hoặc nước tiểu đục bình thường có thể do quá nhiều đạm (tức là protein). Đây cũng là một dấu hiệu của bệnh thận như suy thận, viêm cầu thận, hoặc sỏi tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Một nguyên nhân khác là người nam bị xuất tinh ngược dòng. Đây là bệnh lý, xảy ra khi tinh dịch chảy ngược vào bàng quang thay vì được giải phóng qua dương vật.

Nếu nước tiểu có nhiều bọt, bọt lâu tan, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe cũng như tầm soát bệnh thận.

Hỏi: Tôi năm nay 44 tuổi, ăn ngủ sinh hoạt vẫn bình thường nhưng khoảng 2 tháng trở lại đây, mỗi lần đi tiểu tôi thấy nước tiểu có rất nhiều bọt và rất lâu tan, có khi cả 10 phút bọt vẫn không tan. Xin bác sĩ cho biết có phải là triệu chứng của một bệnh gì đó hay không?

Trả lời: Trong cơ thể con người, thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc máu và trong quá trình này, một phần nước trong máu sẽ xuống bàng quang (bọng đái). Đến một lúc nào đó, khi bàng quang đã có một lượng nước nhất định, nước sẽ được thải ra ngoài, gọi chung là nước tiểu.

Thành phần của nước tiểu bao gồm nước và các hợp chất hữu cơ, các chất chuyển hóa cùng muối vô cơ. Tùy vào chất chuyển hóa trong cơ thể mà tính chất và thành phần nước tiểu có thể thay đổi.

Nước tiểu bình thường có màu từ trong suốt đến vàng đậm nhưng phần lớn là vàng nhạt.

Những lý do khiến nước tiểu nổi bọt, lâu tan

Thông thường, khi đi tiểu, dưới áp lực của bàng quang, nước tiểu rơi xuống sẽ tạo thành bọt và sẽ tan hết chỉ trong vài giây. Điều này dễ nhận thấy nếu chúng ta tiểu vào bồn cầu.

Tuy nhiên, nếu nước tiểu nổi bọt xuất hiện thường xuyên và thời gian tan bọt kéo dài khá lâu (từ 3 phút trở lên) thì có thể bạn đã mắc phài một số bệnh lý sau:

Chất đạm (protein) trong nước tiểu tăng cao: Ở người khỏe mạnh, chất đạm trong nước tiểu rất thấp nhưng nếu bạn bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc các bệnh về thận như nhiễm trùng thận, viêm thận, suy thận, sỏi thận…, sẽ dẫn đến nước tiểu có bọt, lâu tan. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân nữa như đang bị sốt cao, mắc bệnh lao đường tiết niệu, uống không đủ nước.

Bình thường, người trưởng thành cần uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nếu uống ít quá (dưới 1 lít), nước tiểu sẽ bị cô đặc, dẫn đến hiện tượng nổi bọt, lâu tan. Chưa kể những người làm những công việc phải ngồi cả ngày, ít vận động, khả năng chuyển hóa kém cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu nhiều bọt.

Vì thế, anh nên đi kiểm tra tổng quát (thử đường huyết, thử nước tiểu, tầm soát các bệnh lý niệu, thận, cao huyết áp….) để xác định nguyên nhân. Nếu do tính chất công việc phải ngồi lâu thì cứ khoảng 1 tiếng, anh nên sắp xếp dành ra khoảng 5 phút để vận động thân thể, giúp tăng khả năng chuyển hóa và đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.

Bọt nước tiểu bao lâu tan là bình thường?

Nước tiểu bình thường có màu từ trong suốt đến vàng đậm nhưng phần lớn là vàng nhạt. Thông thường, khi đi tiểu, dưới áp lực của bàng quang, nước tiểu rơi xuống sẽ tạo thành bọt và sẽ tan hết chỉ trong vài giây.

Nước tiểu nhiều bọt nói lên điều gì?

Nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận, nguyên nhân chủ yếu là do tăng huyết áp và bệnh tiểu đường. Do đó, những người mắc những bệnh này cần đi khám sức khỏe định kỳ, duy trì sức khỏe ổn định để hạn chế biến chứng ở thận.

Đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?

Theo Hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới là bệnh gì?

Tiểu nhiều lần ở phụ nữ là một trong biểu hiện cảnh báo bệnh lý ở thận - đường tiết niệu như: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi ở tiết niệu hay suy thận mạn tính cũng có triệu chứng thường gặp là gia tăng số lần đi vệ sinh, do đó các chị em cần hết sức lưu ý.