Mua sách 1984 ở đâu

TRÍ ÓC BỊ CẦM TÙ TRONG THÂN XÁC VÔ HỒN

Hồi lâu chơi trò Thử thách 100 ngày đọc sách trên Gác, tui bảo mình cảm thấy sợ một cuốn không thuộc thể loại kinh dị, chẳng phải do khung cảnh nó được tạo nên mà bởi chính sự tù túng nó được viết nên. Giờ đây khi đã săm soi siêu phẩm 1984 của bậc thầy ẩn dụ George Orwell, tui như trải qua cảm giác tồi tệ ấy một lần nữa.

Show
Sợ hãi!

Trong Chiếc áo lặn và con bướm, khi là tù nhân của thân xác.

Trong Một chín tám tư, khi là tù nhân của trí óc.

*

Orwell đánh đúng vào tư tưởng ngu dân của Chuanh - chế độ chính trị 1984 (mấy bạn có thể thay cụm từ in nghiêng bằng chế độ nào tùy thích) - buộc tư duy con người trở về hư không bằng Ngômo. Thứ ngôn ngữ đang dần hoàn thiện theo hướng tiêu cực càng ít càng tốt này vẫn cho phép con người tự do phát ngôn nhưng lại cầm tù trí óc họ. Cách thức này còn cao tay hơn cả cắt lưỡi phạm nhân.

Thật là ghê gớm!

Tui thường chật vật loay hoay trong vốn từ không mấy phong phú mỗi khi viết. Vậy phải làm sao khi đến cả vòng kim cô người người muốn thoát ra, tui lại chẳng có để chui vào? Thật là đáng sợ khi tui không thể nói càng không thể nghĩ hoa lan là loài hoa kiêu sa lộng lẫy mà chỉ có thể dùng một từ duy nhất là đẹp. Hoa hồng đẹp, hoa ly đẹp, hoa baby đẹp, hoa xuyến chi đẹp. Tất cả mọi thứ đều phải quy về một chuẩn và phủ định của nó, không được phép có nhiều hơn một hay thậm chí đối lập của nó cũng không. Hoa cứt lợn không đẹp, hoa điệp không đẹp, hoa gạo không đẹp.

Sẽ khó lòng hình dung sau năm 2050 các tác phẩm văn chương nổi tiếng thế giới được dịch sang tiếng Ngômo sẽ giữ lại nét gì tinh túy, ngay như Biển của John Banville - mỹ nữ hạt buồn tôi vừa hẹn hò xong - sẽ biến dạng ra sao (chắc cũng cỡ mấy cô đèm đẹp sau phẫu thuật).

*

Con này chảnh, anh tán đổ cho mày chết nha con! Thằng cha này khùng hay sao cứ hỏi mình có tin duyên phận hay không hoài trời? Nếu thời đại 1984 của Orwell thực sự đến, mấy màn tán gái dụ trai coi như xong phim.

Người ta khao khát muốn biết đối phương nghĩ gì về mình và Chuanh đã ngắm đúng mục tiêu này rồi dùng quân đội thay vì để trấn áp bạo loạn làm yên lòng dân và củng cố hòa bình thì để lùng sục phần tử phản động. Nếu tui có ý nghĩ không tử tế về chế độ sẽ bị Cảnh Sát Tư Tưởng nắm thóp và tống giam rồi tra tấn như tù chính trị Côn Đảo với tội danh Tội Phạm Tư Tưởng.

Phải nói là quá nghẹt thở với một thể chế như thế trong 1984.

*Cái ông mà nếu thất nghiệp có thể làm nghề chửi thuê này thay lời Chuanh khẳng định một cách chắc nịch rằng: Làm chủ quá khứ là làm chủ tương lai, làm chủ hiện tại là làm chủ quá khứ. (Tui muốn trích dẫn nguyên văn lắm mà cái tội quên ghi chép nên mò hoài không nhớ nằm ở trang nào. Thôi kệ, đại ý là vậy.)Thời đại 1984 được xây dựng bởi một bộ máy nhà nước và cơ chế hoạt động nhằm tạo ra điểm mù trong trí óc nhân loại. Bằng cách tẩy xóa các dữ kiện lịch sử, con người 1984 sử dụng mọi tài lực như một cây đũa thần quay vòng cái là phù phép hiện tại ăn khớp với quá khứ, tưởng như những lời tiên đoán là luôn đúng, những kế hoạch là mãi đạt vượt mức... thậm chí tưởng như những người sẽ chết đồng nghĩa với chưa từng tồn tại.Má ôi, tui sợ quá đi à. Nếu tui đang sống đây nhưng đã rất rất nhiều người không biết rồi mà đến khi tui chết đi lại sẽ chẳng còn một ai có tui trong ký ức của họ, thì má ôi, tui sống để làm gì, làm gì? Nhưng khốn thay là tui vẫn còn thở đây. Ôi má ôi!*Khi nhận ra bản thân đang sống tại thời điểm năm 2016 ở nước Việt Nam theo chế độ CNXH chứ không phải 1984 ở nước Oceania theo Chuanh, tui chợt thấy nhẹ nhõm như được phóng thích khỏi trại giam nhưng lại hoang mang vì án treo tại gia.

Dễ thở vì tui còn được đọc 1984, còn được viết những dòng này nhưng lại khó ở vì phải đọc chui, mua chui (dù sao cũng may mắn hơn mấy bạn muốn ấy ấy chui cũng hông được). Thấy mừng vì địa vị thấp bé vẫn được phát ngôn tào lao bí đao đầy ra nhưng buồn thay cho những người nổi tiếng muốn công khai loạn ngôn lại bị đấu tố, bị bắt giữ, bị hạn chế leo lẻo cái miệng như thể bị khâu kim. Được tự do phê cha này phán mẹ nọ nhưng sẽ bị vặn ngược lại rằng thì mà là ai bảo mày làm thế.

Vậy là cũng bày đặt phản động đọc xong 1984. Giờ đây tui tự vấn: Giữa một thân bất lực như chiếc áo lặn nhưng suy nghĩ bay lượn như con bướm giữa vườn hoa và một cơ thể khỏe mạnh vì được tập thể dục đầu giờ (y xì chang hồi tiểu học là giữa giờ) nhưng trí lực bị kiệt quệ bởi bàn tay Chuanh qua phương thức Ngômo, tui sẽ chọn cái nào?

*

Tui khá có duyên (tự nhiên lẫn nhân tạo) với Orwell. Đọc xong Chuyện ở nông trại thì đúng dịp 1984 được rao bán. Giá hơi chát nhưng cũng cứ mua để coi Giấy Vụn làm ăn ra sao. (Còn ra sao nữa? Lỗi chính tả, lỗi đánh máy nhiều hơn cả Biển và Đèn lồng đỏ treo cao cao cộng lại. Nếu tái bản, biên tập viên nhặt sạn 1984 chắc cũng cực cỡ cô Tấm nhặt đậu thôi chớ không hơn.) Chưa hết, đọc gần xong bản tiếng Việt thì gặp ngay bản tiếng Anh mà bác Phạm Nguyên Trường dùng để chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Duyên con nhà Cách mạng nòi!

'Who controls the past controls the future: who controls the present controls the past' Hidden away in the Record Department of the sprawling Ministry of Truth, Winston Smith skilfully rewrites the past to suit the needs of the Party. Yet he inwardly rebels against the totalitarian world he lives in, which demands absolute obedience and controls him through the all-seeing telescreens and the watchful eye of Big Brother, symbolic head of the Party. In his longing for truth and liberty, Smith begins a secret love affair with a fellow-worker Julia, but soon discovers the true price of freedom is betrayal.

George Orwell's dystopian masterpiece, Nineteen Eighty-Four is perhaps the most pervasively influential book of the twentieth century.

https://boabookstore.com/phan-biet-cac-loai-sach-paperback-hardcover-mass-market-paperback-deckle-edge-books

8 kết quả trong

Chọn cách sắp xếpGiá từ thấp đến caoGiá từ cao đến thấp

357.836 kết quả trong

"sách"

Xem thêm

78 kết quả trong

"orwell"

Xem thêm

Kể đến những sách tố cáo chế độ cực quyền phát xít hay cộng sản, tác phẩm Một Chín Tám Tư (1984) của George Orwell là một trong những tác phẩm đứng hàng đầu. Hơn cả chục bộ khảo luận dày cộm, Một Chín Tám Tư (1984) mô tả một cách xúc động rõ ràng guồng máy độc tài và thân phận hãi hùng của con người bị tước hết quyền tự do, biến thành một đám nô lệ ngoan ngoãn phục vụ một lũ cầm quyền nặc danh vô nhân đạo.

George Orwell (bút hiệu của Eric Arthur Blair) sinh năm 1903 tại Ấn Độ (Motihari, Bengale). Sau khi tốt nghiệp trường Eton (1921) ông xin gia nhập Cảnh sát hoàng gia tại Miến Điện, nhưng vài năm sau (1928) ông từ chức vì chán ghét chính sách đế quốc như quyển “Những ngày ở Miến Điện” (1934) của ông chứng nhận. Từ đây ông cố sống với ngòi bút. Ông có kể lại mấy năm hàn vi của ông trong quyển “Túng thiếu tại Paris và London” (1933). Có một thời ông dạy học nhưng vì thiếu sức khỏe ông phải bỏ dạy đi giúp việc cho một tiệm sách ở ngoại ô London. Sau đó cho tới năm 1940 ông cộng tác với tuần báo “New english weekly”. Tiếp theo một chuyến đi thăm hai vùng bị nạn thất nghiệp ở Anh quốc, ông mãnh liệt lên tiếng thay dân thợ nghèo trong quyển “Đường đến đê Wigan” (1937). Năm 1936 ông sang Tây Ban Nha chiến đấu bên phe Cộng hòa và bị thương. Trong thời gian này, ông có dịp quan sát các phái tả hữu, nên rất am hiểu rồi ngao ngán tư tưởng và đường lối độc tài. Những điều chứng kiến được ông ghi lại trong cuốn “Cảm phục Catalonia” (1938) được nhiều người coi là kiệt tác của ông. Hồi đệ nhị thế chiến ông được miễn dịch vì sức yếu, nhưng được nhận làm cho đài BBC và giữ chân phê bình văn chương chính trị cho báo “Tribune”.

Kể từ năm 1945 ông làm đặc phái viên cho báo “The observer” tại Pháp và Đức, và cộng tác đều với báo “Manchester evening news”. Kinh nghiệm Đức quốc xã và độc tài xúi ông viết hai truyện “Trại súc vật” (1945) và Một Chín Tám Tư (1984) (1949) là hai tác phẩm chính trị bất hủ mang lại danh tiếng cho ông. Tuy ai cũng phải công nhận văn chương của ông trong hai cuốn này rất điêu luyện, sắc bén chẳng kém những ý tưởng sâu xa của ông, trước khi được nhà Seder & Warburg nhận in, quyển “Trại súc vật” đã bị khoảng mười nhà xuất bản viện lẽ này nọ từ khước. Chung qui vì những đề tài do ông nêu ra đụng chạm các học thuyết xã hội thịnh hành lúc bấy giờ (và tới tận đầu năm tám mươi). Trái với dự đoán của nhà xuất bản, “Trại súc vật” được độc giả Âu Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh, và sự hưởng ứng đó khuyến khích ông viết Một Chín Tám Tư (1984) (84 là ngược số của 48, tức năm ông khởi sự viết truyện này) mặc dầu lúc ấy ông đang bị bệnh lao hoành hành.

Ông đã dồn hết sinh lực và tâm tư của ông vào sự hoàn thành tác phẩm chót này, đến độ học viết tay trái khi tay phải của ông bị liệt vì bị tiêm quá nhiều. Bởi được viết khi ông đang chống chọi với tử thần – ông mất đầu năm 1950, vài tháng sau khi được thấy sách xuất bản – Một Chín Tám Tư (1984) cũng là di chúc của ông khuyến cáo nhân loại cảnh giác trước mối đe dọa nguy ngập của nền độc tài cực quyền.

Tác phẩm mang cảm hứng cho Haruki Murakami viết 1Q84

“Kiệt tác, khuất phục và không thể thiếu để hiểu biết lịch sử hiện đại” – New York Times

Tải về ebook Một Chín Tám Tư (1984) từ  Sách Văn học – Nghệ thuật tại Trạm Sách

Một Chín Tám Tư (1984) – George Orwell

Thông tin tác phẩm:

Một chín tám tư (tựa tiếng Anh là Nineteen Eighty-Four; thường được viết là 1984) là một tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Quyển sách kể về câu chuyện của Winston Smith và sự biến chất của anh gây nên bởi chế độ chuyên chế mà anh sống.

Cùng với Brave New World của Aldous Huxley, đây là một trong những xã hội giả tưởng dystopia nổi tiếng nhất và thường được trích dẫn nhất trong văn học

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang 62 thứ tiếng và đã để lại một ấn tượng sâu xa về chính bản thân tiếng Anh nó. Một chín tám tư, thuật ngữ cũng như tác giả của nó đã trở thành ngạn ngữ khi người ta thảo luận về những vấn đề an ninh nhà nước và sự riêng tư cá nhân. Thuật ngữ Orwellian cũng được sử dụng rộng rãi khi mô tả những hành động hoặc tổ chức gợi lại xã hội chuyên chế được dựng lên trong cuốn tiểu thuyết.

Một Chín Tám Tư (1984) được xem như một sự nguy hiểm cho những nhà nước chuyên chế, độc tài vì vậy bị cấm bởi nhiều thư viện ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.