Tái ông thất mã nghĩa là gì năm 2024

Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua

Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện: Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa. Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất tăm. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.

Tái ông thất mã nghĩa là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”. Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”.

Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa này chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cẩn thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền.

Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.

Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”.

Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình.

Sau khi kể câu chuyện trên, sách Hoài Nam Tử đưa ra luận điểm: Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó.

Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: “Tái ông thất mã, an tri họa phúc”. Nghĩa là: Ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.

Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phước thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.

Luận giải ý nghĩa của thành ngữ tiếng Trung Tái ông thất mã. Câu chuyện về thành ngữ Tái ông thất mã thường gặp trong đề thi HSK 5.

Thành ngữ “Tái ông thất mã” là một trong những thành ngữ tiếng Trung rất hay gặp trong đề thi HSK. Mới nghe lần đầu chắc hẳn ít người hiểu được ý nghĩa. Tự học tiếng Trung Quốc sẽ giải đáp ý nghĩa, nguồn gốc và câu chuyện thành ngữ giúp bạn nhé! Sẽ nhớ và biết cách vận dụng hiệu quả hơn.

Tái ông thất mã nghĩa là gì năm 2024

Tiếng Trung: 塞翁失马 /sāi wēng shī mǎ/

Trong đó:

塞 /sāi/: Hán Việt là Tái, nghĩa là cửa ải, biên cương

翁 /wēng/: Hán Việt là Ông, nghĩa là ông già, ông cụ

失 /shī/: Hán Việt là Thất, nghĩa là đánh mất

马 /mǎ/: Hán Việt là Mã, nghĩa là ngựa

Cả câu Tái ông thất mã – 塞翁失马 /sāi wēng shī mǎ/ dịch nghĩa đen là Tái ông mất ngựa (Tái ông là tên riêng). Nghĩa bóng là hoạ phúc khôn lường. Câu thành ngữ được dùng để an ủi người đang gặp khó khăn. Họa có thể biến thành phúc, và phúc có thể trở thành họa. Những điều tốt và điều xấu có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định.

Vì sao lại có nghĩa bóng như vậy, cùng nghe câu chuyện về thành ngữ này nhé!

Câu chuyện thành ngữ Tái ông thất mã

從前在邊塞地方有一個村子。

村子裡有一位被稱為塞翁的老人家,不但見識廣博,且胸襟開闊,對事坦然,與人不愛計較。

一天,塞翁家走失了一匹品種優良的白馬,鄰居們紛紛前來安慰,但塞翁卻毫不介意,反而輕輕鬆鬆地說:「丟了一匹馬也不見得是壞事,說不一定還是一件好事呢!」

幾天後,走失的那匹白馬,不但自己跑回來,且還領著一匹胡人的駿馬來。鄰居們聽見這消息,都紛紛前來道賀,可是塞翁卻一臉嚴肅地說:

「不必高興的太早,這件是說不定會帶來災禍呢!」

幾個月後,塞翁的兒子騎著那匹胡馬去打獵,不小心從馬背上摔下來,跌斷了腿。鄰人又前來安慰。可是塞翁卻一點也不難過,他望了望兒子,說:「世界上的事,往往是出乎意料的。這件事看來是個災禍,但究竟是福還是禍,可就難說了!」

一年後,北邊的胡人領著大隊人馬南下入侵。村子裡的年輕人全都被徵召入伍作戰。結果大多數的人都在這場戰役中犧牲了,而塞翁的兒子因為斷了一條腿,可以免服兵役,而保全了一條性命。

Dịch tóm lược:

Một ông già ở vùng biên giới bị mất ngựa, mọi người đến an ủi ông, ông bảo rằng:”Làm sao biết đó không phải là cái phúc?”.

Ít lâu sau, con ngựa của ông quay trở về kéo thêm một con ngựa nữa. Mọi người đến chúc mừng, ông bảo biết đâu đó lại là hoạ.

Quả vậy, con trai ông vì cưỡi tuấn mã bị ngã què chân. Mọi người lại đến an ủi, ông bảo không chừng thế lại là phúc.

Chẳng bao lâu, quân xâm lược đất nước, xâm chiếm pháo đài biên cương, trai tráng trong làng phải ra trận, tất cả những người không chết thì cũng đều bị thương nặng. Riêng con ông vì tàn tật được ở nhà sống sót.

Vận dụng vào đời sống

Đây là một câu chuyện của Hoài Nam Tử, cho chúng ta biết rằng cuộc sống khó có thể đoán trước được. Lão Tử đã nói: “Phúc và họa nương vào nhau.” Phúc có thể là xui, rủi cũng có thể là phúc. Đừng vì bất hạnh mà tiêu cực, bi quan và cũng đừng quá dựa vào phúc nhận được. Để tránh vui buồn tột độ, nên bình tĩnh để đối phó. Sau này, người ta dùng câu “mất ngựa mất người, phúc phận chẳng biết gì”. Ngày nay, nó thường được sử dụng như một phép ẩn dụ cho một lời chúc phúc khiêm tốn, hoặc để an ủi những người gặp bất hạnh.