Bên phá vỡ hợp đồng tiếng anh là gì năm 2024

Biên bản hủy hợp đồng kinh tế là một văn bản quan trọng trong quá trình chấm dứt một thỏa thuận kinh doanh giữa các bên. Thông qua việc chỉ rõ các điều khoản và điều kiện của việc hủy bỏ hợp đồng, biên bản này giúp xác định rõ ràng các trách nhiệm, cam kết và quyền lợi của mỗi bên. Nó thường đi kèm với sự thỏa thuận của cả hai bên và thể hiện sự đồng ý chung về việc chấm dứt hợp đồng một cách hòa bình và công bằng. Vật thì biên bản hủy hợp đồng kinh tế tiếng anh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Bên phá vỡ hợp đồng tiếng anh là gì năm 2024
Mẫu biên bản huỷ hợp đồng kinh tế tiếng anh

1. Biên bản hủy hợp đồng tiếng anh là gì?

Hủy bỏ hợp đồng trong tiếng Anh là Cancellation of Contract.

Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên bãi bỏ hoàn toàn hoặc một phần nghĩa vụ hợp đồng.

Việc thực hiện hợp đồng giữa các bên có thể bị ngừng lại khi gặp các sự kiện pháp lí nhất định. Trong trường hợp hủy bỏ một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và phù hợp với thỏa thuận của các bên, hợp đồng có thể bị hủy bỏ bởi bên bị vi phạm.

Theo đó, biên bản hủy hợp đồng kinh tế tiếng anh là Cancellation Agreement in Economic Contracts

Bên phá vỡ hợp đồng tiếng anh là gì năm 2024
Mẫu biên bản huỷ hợp đồng kinh tế tiếng anh

Xem chi tiết tại đây: Mẫu biên bản huỷ hợp đồng kinh tế tiếng anh

3. Các trường hợp được phép hủy hợp đồng

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, pháp luật qui định bên bị vi phạm được quyền hủy hợp đồng khi ở các trường hợp sau:

– Thứ nhất, đã xảy ra vi phạm hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng

– Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Như vậy, khi một bên vi phạm hợp đồng theo các trường hợp trên, bên kia có quyền hủy hợp đồng. Tuy nhiên, bên bị vi phạm phải thông báo cho bên vi phạm biết trước về việc họ sẽ hủy hợp đồng.

Trong trường hợp này, bên hủy hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp hủy hợp đồng mà không thông báo trước và gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy hơp đồng phải bồi thường.

4. Hậu quả pháp lý khi hủy hợp đồng kinh tế

Như những thông tin chia sẻ trên thì việc hủy hợp đồng tất yếu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

– Hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi thực hiện biên bản hủy hợp đồng. Các bên ký kết sẽ không cần phải tiếp tục thực hiện các giao kèo đã ký trước đó. Các vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp cũng như quyền và nghĩa vụ cần phải thực hiện theo thỏa thuận.

– Sau khi biên bản hủy hợp đồng ký tế có hiệu lực thì các bên vẫn có thể đòi lại những quyền lợi đã thực hiện. Và hai bên đồng thời sẽ phải hoàn trả lại những quyền lợi hoặc hàng hóa đã giao hoặc nhận trước đó.

– Bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng bồi thường những thiệt hại.

5. Xử lý hậu quả pháp lý phát sinh khi chấm dứt hợp đồng kinh tế

Đối với các trường hợp đương nhiên chấm dứt thực hiện hợp đồng, thủ tục chấm dứt tương đối đơn giản, các bên thông báo về việc chấm dứt hợp đồng và tiến hành thanh lý hợp đồng, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Trường hợp hủy bỏ và đơn phương chấm dứt hợp đồng, pháp luật quy định chặt chẽ hơn về thủ tục chấm dứt, bởi lẽ việc chấm dứt theo trường hợp này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên. Theo đó, pháp luật quy định về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng cụ thể như sau:

– Việc hủy bỏ hợp đồng:

Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Trong đó, hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng, trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

– Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.

Kể từ thời điểm hợp đồng chấm dứt,các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Trong trường hợp các bên không thống nhất được về việc xử lý hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vấn đề bồi thường thiệt hại. Các bên có thể lựa chọn các phương thức sau đây để giải quyết tranh chấp:

– Thương lượng:

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà hai bên trong hợp đồng tự đàm phán đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần đến sự trợ giúp của bên thứ ba. Phương thức giải quyết tranh chấp này giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng hiệu quả không cao vì thường phụ thuộc vào thiện chí của các bên trong hợp đồng.

– Hòa giải:

Khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải có thêm sự tham gia của bên thứ ba. Hòa giải viên với vai trò trung gian sẽ giúp các bên đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn bất đồng, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào hai bên tranh chấp. Cũng giống như thương lượng, phương thức hòa giải chỉ phát huy tác dụng khi các bên có thiện chí.

– Trọng tài:

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên đưa mâu thuẫn, bất đồng nhờ bên thứ ba là các trọng tài viên hoặc các trung tâm trọng tài giải quyết. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ được áp dụng khi hai bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp vô hiệu hoặc không thực hiện được. Trọng tài có nhiều ưu điểm nổi trội như thời gian giải quyết nhanh, các trọng tài viên thường có chuyên môn cao, đảm bảo bí mật, tính chung thẩm… Nhưng ngược lại chi phí để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường khá cao, hiệu lực phán quyết của trọng tài thường không cao bằng tòa án.

– Tòa án:

Tòa án là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước. Khi có tranh chấp, một bên có quyền khởi kiện bên kia ra tòa án có thẩm quyền. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng thường xuyên. Ưu điểm của Tòa án là chi phí thấp hơn trọng tài, hiệu lực phán quyết cao…nhưng tính công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian…